Định hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 66 - 68)

khẩu bằng đường hàng không của Việt Nam

Dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không đã trở nên phổ biến và đóng góp một phần lớn trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Đặc biệt ở Việt Nam, thị trường hàng không luôn đạt mức tăng trưởng hai con số trong mười năm qua và Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm có thị trường hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới (theo Cục Hàng không Việt Nam). Trong những năm gần đây, thị trường vận tải hàng không của Việt Nam có những bước phát triển rõ rệt. Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đánh giá Việt Nam là quốc gia xếp thứ 7 trong số những thị trường hàng không phát triển và có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%. Hiện nay, Việt Nam có 5 hãng hàng không đang hoạt động đó là: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco và Bambo Airlines.

Định hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường

hàng không tại Việt Nam đến năm 2030:

- Thứnhất, phát triển, mở rộng và đồng bộ các công trình cung cấp dịch vụ giao nhận tại cảng hàng không theo quy hoạch trong đó ưu tiên phát triển 3 trung tâm Logistic chuyên dụng hàng không phục vụ các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.

57

- Thứ hai, phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm

bảo việc phát triển cân đối, sự gắn kết chặt chẽ giữa các loại hình vận tải khác nhau giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Thứ ba, năm 2020 tiến hành khai thác hiệu quả từ 26 cảng hàng không (theo

quy hoạch cũ) còn 23 cảng hàng không (theo quy hoạch điều chỉnh); trong đó, duy trì số lượng 10 cảng hàng không quốc tế. Đến năm 2030 từ 26 cảng hàng không (theo quy hoạch cũ) tăng lên 28 cảng hàng không (theo quy hoạch mới); trong đó, số lượng cảng hàng không quốc tế tăng từ 10 lên 13.

- Thứ tư, xây dựng mạng đường bay quốc tế, quốc nội theo mô hình thông qua

các cảng hàng không cửa ngõ quốc tế kết hợp với mô hình theo nhu cầu của thị trường. Mạng đường bay quốc tế tăng tần suất, tăng điểm khai thác, tăng cường khai thác nối chuyến, kết hợp khai thác giữa các điểm bay tại Việt Nam với các điểm bay trong mạng đường bay khu vực. Mạng đường bay nội địa mở mới các đường bay liên vùng đặc biệt là các đường bay liên vùng không trung chuyển qua các cảng hàng không tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu để tiếp tục mở rộng đường bay ra các vùng biển đảo của Việt Nam.

- Thứ năm, tăng cường và mở rộng mạng đường bay quốc tế, khai thác đường

bay chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng trên các đường bay từ Việt Nam đến các điểm tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á và hợp tác với các đối tác vận chuyển hàng hóa đi Châu Âu, Bắc Mỹ.

Mục tiêu phát triểndịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng

không tại Việt Nam đến năm 2030

Với vị trí địa lý thuận lợi Việt Nam hướng tới mục tiêu đến 2030 thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển. Đồng thời phát triển hệ thống cảng hàng không với công suất thiết kế đáp ứng nhu cầu vận chuyển và năng lực chuyên chở áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại. Hình thành và phát triển 3 trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm khu vực ASEAN. Phát triển hệ thống quản lý và bảo đảm hoạt động bay hiện đại tiến tiến trong toàn khu vực Châu Á, đồng thời phát triển các loại hình hàng không chung đáp ứng được nhu cầu kinh tế - xã hội.

58

Sản lượng hàng hóa vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 570 nghìn tấn hàng hóa và 5.2 tỷ tấn.Km; dự tính đến năm 2030 đạt khoảng 1.7 triệu tấn hàng hóa và 17 tỷ tấn.Km.

Năm 2020, sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt khoảng 2.2 triệu tấn hàng hóa/ năm. Công suất thiết kế của cảng hàng không đạt khoảng 2.5 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2030, dự tính sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt 6.8 triệu tấn hàng hóa/năm, công suất thiết kế của cảng hàng không đạt khoảng 7.5 triệu hàng hóa/năm.

Hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành hàng không. Đến năm 2030 có thể thiết kế, chế tạo các cấu kiện, thiết bị tàu bay và các trang thiết bị chuyên ngành hàng không.

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)