Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 74 - 75)

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam. Hiện thủ tục hải quan tại Việt Nam hầu hết vẫn được thực hiện theo hình thức thủ công và mang nặng tính giấy tờ. Chính điều này dẫn đến thời gian thực hiện hoạt động hải quan kéo dài, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa quốc tế. Chính vì thế chi phí "ngầm" trong hoạt động hải quan rất cao làm giảm đi tính cạnh tranh của dịch vụ logistics cũng như dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thủ tục khai báo lại phức tạp, các loại giấy tờ xuất trình và nộp còn quá nhiều và trùng lặp về nội

65

dung. Trong khi đó, địa điểm làm thủ tục còn phân tán, thời hạn làm thủ tục không thống nhất mà theo quy định riêng của từng cơ quan. Vì vậy, Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn về bộ Luật Hàng không và sửa các điều khoản cho phù hợp với tình hình giao nhận hiện nay và trên thế giới.

Thứ hai, nhà nước cần tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế.

Châu Âu là một thị trường đầy tiềm năng để mở rộng thị trường của Việt Nam, Chính phủ cần tích cực đàm phán để có thể thực hiện các hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA và các hiệp định thương mại khác trong thời gian tới. Các hoạt động thương mại tự do này sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Thứ ba, nhà nước cần đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở

hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận. Cơ sở hạ tầng hiện tại ở Việt Nam còn yếu

kém trên tất cả các tuyến: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển. Chính sự hạn chế này làm cho quá trình giao nhận tăng chi phí và giảm thiểu đi sự hiệu quả. Để thu hút và khẳng định mình cho các nước phát triển trên thế giới, nhà nước cần ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông đa phương thức, đầu tư xây dựng hệ thống sân bay, đường bộ,..., trang bị hệ thống theo dõi, giám sát phù hợp.

Hoạt động của ngành dịch vụ giao nhận hàng không có mối quan hệ mật thiết với mức độ hội nhập thực sự với nền kinh tế quốc tế và ngành vận tải hàng không của nước ta. Do đó trong dài hạn, chính phủ và nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh các chính sách và các bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tăng cường mối quan hệ thương mại và hợp tác với các quốc gia khác, tích cực tham gia vào các công ước, tổ chức quốc tế sẽ là một bước đi chiến lược có tác dụng đẩy cả nền kinh tế, trong đó có mảng đại lý hãng hàng không. Đây là một giải pháp có tính chất toàn diện và dài hạn nhất với toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)