Thứ nhất, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật hải quan. Tình trạng văn bản quá dài, nhiều quy định, nhiều từ ngữ không rõ ràng, dễ dẫn đến cách
66
hiểu, cách giải thích, cách áp dụng khác nhau, không thống nhất giữa Hải quan và doanh nghiệp, giữa các đơn vị, công chức hải quan. Vì vậy cần nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp để có thể giúp các bên dễ dàng xử lý hơn.
Thứ hai, cải thiện quy trình và các thủ tục liên quan đến thuế. Việc luân chuyển chứng từ nộp thuế giữa ngân hàng, kho bạc và cơ quan hải quan không tốt, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong việc chứng minh đã nộp thuế cho tờ khai đã mở. Sự phối hợp về thời gian làm việc giữa cơ quan hải quan và ngân hàng chưa kịp thời, hàng đã làm thủ tục nhưng không thể nộp thuế để thông quan do ngân hàng hết giờ làm việc hoặc nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết.
Thứ ba, đơn giản hóa một số thủ tục hải quan. Một số quy định về thủ tục hải
quan chưa rõ ràng và hợp lý như thủ tục hủy tờ khai, sửa tờ khai, thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ,... Và vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa và giám sát hải quan, hiện quy trình thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa và giám sát hải quan tại nhiều đơn vị hải quan địa phương còn chưa rõ ràng. Vì vậy cần phải cải tiến hớn để tránh phiền hà cho doanh nghiệp.
67
KẾT LUẬN
Hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại đang là xu thế nổi bật điều đó giúp cho thị trường ngày càng được mở rộng và các lĩnh vực kinh doanh ngày một phát triển, đặc biệt là hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã phát triển nhanh chóng. Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động mang tính chất cực kỳ quan trọng đối với công cuộc phát triển nền kinh tế nước ta. Đặc biệt là dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không như cầu nối mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập đó thì các doanh nghiệp hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không của nước ta cũng đang đứng trước muôn vàn khó khăn. Đặc biệt trong đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm về tổ chức, kinh doanh, có nguồn vốn dồi dào đến từ nhiều nơi trên thế giới. Vậy để phát triển dịch vụ này trong tương lai cần phải có sự nỗ lực của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước phối hợp hoàn thiện.
Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực Logistics, đặc biệt là lĩnh vực giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không. Trong xu thế hội nhập, tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế Công ty luôn tự hoàn thiện mình. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Công ty không tránh khỏi những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài do những biến động về môi trường kinh tế, chính trị và sự biến động của thị trường, sự cạnh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy với đề tài: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam” em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc phân tích những thành công và hạn chế của Công ty và đề xuất các giải pháp và kiến nghị để cải thiện và nâng cao chất lượng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không trong thời gian sắp tới.
Một lần nữa, em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Thúy Vân và các anh chị nhân viên tại công ty cổ phần Airseaglobal Việt
Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn!
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT VÀ CÁC THÔNG TƯ NGHỊ ĐỊNH
1. Luật hải quan (2014), Hà Nội;
2. Nghị định số 163/2017/NĐ –CP ngày 30/12/2017 – Quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics;
3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thương mại năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
4. Quyết định 238/2018/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 – Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
5. Quyết định 22/2019/QĐ-BGTVT ngày 08/01/2019 – Quyết định phê duyệt tổng thể phát triển hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu
hàng không dân dụng Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
SÁCH
1. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao Động - Xã Hội, 2010;
2. Đào Văn Hùng & Bùi Thúy Vân (2015), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
3. Nguyễn Như Tiến - Logistics, Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam - NXB GTVT, 2012;
4. Tạ Lợi, Nguyễn Thị Hương (2018), giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;
WEBSITE
1. Mаi Lê Lợi, 2018, Cơ hội và thách thức chо ngành dịch vụ lоgistics Việt Nаm
trоng bối cảnh hội nhậр sâu: httр://www.tарchigiаоthоng.vn/cо-hоi-vа-thаch-thuc-
chо-ngаnh-dich-vulоgistics-viet-nаm-trоng-bоi-cаnh-hоi-nhар-sаu-d55882.html;
2. Quang Toàn, Quy hoạch phát triển ngành hàng không:
https://www.als.com.vn/tin-tuc/quy-hoach-phat-trien-nganh-hang-khong.html;
69
4. Tổng cục hải quan Việt Nam, http://customs.gov.vn/;
5. Vinalogs Container Transportation, Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không:https://www.container-transportation.com/van-chuyen-hang-hoa-bang-
duong-hang-khong.html;
6. Việt Cường (2016), “Vận tải hàng không: Tiềm năng và cơ hội”, Tạp chí giao thông vận tải, http://www.tapchigiaothong.vn/van-tai-hang-khong-tiem-nang-va-
co-hoi-d23201.html, [03/06/2020].
7. Website Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam: http://airseaglobal.com.vn; Tổng cục hải quan Việt Nam, http://customs.gov.vn/.
TÀI LIỆU GỐC CÔNG TY
1. Phòng kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam giai đoạn 2018-2020;
2. Phòng vận hành, Các tài liệu nội bộ phòng vận hành công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam;
3. Phòng kinh doanh, Các tài liệu nội bộ phòng kinh doanh công tyCổ phần Airseaglobal Việt Nam.
70
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu đóng gói
71
72
73