Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH TJB VINA (Trang 80 - 84)

2. Kế hoạch sản xuất

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực của công tác lập kế hoạch sản xuất, công ty vẫn còn có những hạn chế:

- Việc xác định nhu cầu sản xuất chủ yếu dựa trên hợp đồng kí với khách hàng. Điều này cho thấy công ty còn bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc dựa dẫm vào đơn hàng quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất không ổn định, có những tháng phải làm tăng ca, để đảm bảo giao hàng nhưng có những tháng lại thiếu việc làm cho công nhân. Trong khi đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu chỉ trông chờ vào giảm thiểu chi phí. Mặt khác, lợi nhuận từ gia công thấp, đây cũng là điểm bất lợi cho công ty khi kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ngày nay.

- Việc xác định căn cứ lập kế hoạch sản xuất bỏ qua yếu tố về chiến lược phát triển của công ty, các đơn hàng còn rất lan man, đủ loại, không định hướng rõ công ty đang tập trung vào sản phẩm nào hay đi theo hướng nào.

- Một số các thông số về năng lực sản xuất của xí nghiệp chỉ dựa trên kinh nghiệm của người lập kế hoạch. Việc bố trí vào các dây chuyền hay xí nghiệp sản xuất còn mang tính chất sắp xếp chủ quan, chưa có sự xây dựng các phương án sao cho chi phí thấp nhất. Đây cũng là do thiếu cán bộ kế hoạch, trong khi đó phải lập kế hoạch sản xuất cho nhiều xí nghiệp.

68

- Không kiểm soát được các điều kiện về cung ứng vật tư, kĩ thuật, thường xuyên phải thay đổi kế hoạch. Việc xây dựng các bản kế hoạch thường trước thời điểm sản xuất 3 tháng. Nhưng các bảng mẫu mã kĩ thuật của khách lại đến chậm, còn phải thông qua kiểm tra của phòng QA, nên nếu không dự tính được mẫu mã ra sao, bản kế hoạch có thể phải làm lại.

- Không có kế hoạch dự trữ và huy động nguyên phụ liệu. Thường chỉ ước lượng theo kinh nghiệm, căn cứ vào sự thiếu hụt hàng tháng trước đó, đưa ra một con số tương ứng để dự trữ nguyên phụ liệu, công ty còn bị động trong việc tự huy động nguyên phụ liệu cho sản xuất.

Dù hoạch định sản xuất đầy đủ tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng công nhân phải tăng ca. Tăng ca thường xuyên tạo cho công nhân cảm giác mệt mỏi, chán nản, không hứng thú với công việc.

Không có sự chủ động trong việc chuẩn bị các nguồn lực giành cho sản xuất như lao động, nguyên vật liệu… khi mà có đôi lúc vẫn sảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu và thiếu nhân công.

Công tác hoạch định tổng hợp chưa mang tính khoa học cao vì hầu hết dựa trên kinh nghiệm của nhà quản lý.

Nhà quản lý chọn người những khâu chưa được chặt chẽ, có tình trạng có nhân viên có ý thức trách nhiệm kém.

Có sự phân công công việc chưa được hợp lý, chưa phát huy hết chuyên môn. Công tác hoạch định tổng hợp chưa mang tính khoa học cao vì hầu hết dựa trên kinh nghiệm của nhà quản lý.

Từ những hạn chế đã nêu bên trên ta thấy được rằng những hạn chế doanh nghiệp đang gặp phải đến từ hai phía. Yếu tố thuộc về mỗi trường bên ngoài là doanh nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào đơn đặt hàng từ bên ngoài, làm cho doanh nghiệp không có sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó là yếu tố từ chính những hạn chế của doanh nghiệp trong công tác lập kế hoạch khi chưa dự trù được nguồn nguyên vật liệu, công tác lập kế hoạch còn dựa nhiều vào kinh nghiệm nhà quản lý.

69

2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch sản xuất tại Công ty TNHH TJB VINA

Từ những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập kế hoạch sản xuất của Công ty TNHH TJB VINA chúng ta có thể thấy được một số nguyên nhân tác động đến công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty như sau:

* Môi trường bên ngoài:

- Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh: Do doanh nghiệp hiện nay hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là nhận gia công sản phẩm của đối tác theo đơn đặt hàng. Do đó doanh nghiệp bị phụ thuộc vào đối tác và bị ảnh hưởng bởi thị trường chung. Khi thị trường tổng thể hay thị trường ngành gặp bất ổn hay sự thay đổi nào đều ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất cũng phải thay đổi để đáp ứng với thay đổi của khách hàng và thị trường.

* Môi trường bên trong doanh nghiệp:

- Chưa dựa vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Doanh nghiệp thực hiện lập kế hoạch sản xuất chưa thực sự dựa vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình.

- Quan điểm và năng lực của nhà quản lý: Hiện tại Công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào quan điểm của nhà quản lý, bên cạnh đó một số thành viên chưa có năng lực, kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch.

- Nguồn lực trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp chưa có chuẩn bị nguồn lực đầy đủ và tốt nhất cho quá trình sản xuất, quá trình lập kế hoạch vẫn sảy ra hiện tượng thiếu NVL cho quá trình sản xuất.

- Hệ thống thông tin: Nhà quản lý chưa nắm được rõ hệ thống thông tin về công xuất cũng như năng suất của công nhân. Khi năng suất thực tế khác so với năng suất may thử sản phẩm của bộ phận kỹ thuật.

Tiểu kết chương 2

Công tác kế hoạch là một trong những công tác gắn liền với công ty ngay từ những ngày đầu thành lập. Đối với một doanh nghiệp, việc định hình các công việc

70

cần thực hiện, chỉ ra những mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp

Chương 2 đã phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty TNHH TJB VINA. Quá trình phân tích đã chỉ ra những mặt đã đạt được của Công ty, nhưng cũng đã chỉ ra những mặt còn tồn tại của Công ty trong công tác lập kế hoạch của mình. Phần tiếp theo của luận văn sẽ đưa ra một số giải pháp để có quy trình lập kế hoạch hiệu quả hơn dựa trên quy trình lập kế hoạch cũ của doanh nghiệp.

71

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TJB VINA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH TJB VINA (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)