Chỉ tiêu về lợi nhuận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông mộc (Trang 45)

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.

1.3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ.

ROS = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 (%)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ.

1.3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu khá toàn diện trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

ROA = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏(%)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Độ lớn của chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả cao trong sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

1.3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.

ROE = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈

𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 (%)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Vấn đề lưu ý khi tính các chỉ tiêu này là có thể số liệu Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Vì vậy, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu Tổng tài sản bình quân và Vốn chủ sở hữu bình quân khi tính ROA và ROE:

Số trung bình = (Số đầu kỳ + Số cuối kỳ)/2 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

1.3.3.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số thanh toán hiện thời và được xác định theo công thức:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈

𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 (lần)

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền đề trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này càng lớn (lớn hơn 1) và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Nếu tỷ số này tăng thì rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại.

1.3.3.2. Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh và được xác định theo công thức:

Hệ số thanh toán nhanh = 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈−𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐

𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 (lần)

Hệ số này cho biết khả năng của một doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt và khoản tương đương tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Hệ số này càng lớn và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ, làm cho rủi ro tài chính của doanh nghiệp giảm và ngược lại.

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

1.3.4.1. Hiệu quả sử dụng lao động được đo lường đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động

W = 𝑴 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

𝑵𝑽 Trong đó:

W: Năng suất lao động của một nhân viên kinh doanh thương mại M: Doanh thu trong kỳ

NV: Số nhân viên kinh doanh thương mại bình quân trong kỳ

1.3.4.2. Hiệu quả sử dụng lao động còn được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

HQTL = 𝑴

𝑸𝑳 Trong đó:

QL là tổng quỹ lương trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao.

Hoặc bằng:

Tỷ suất tiền lương = 𝑸𝑳

𝑴 x 100

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một trăm đồng doanh thu bán hàng cần chi bao nhiêu đồng tiền lương.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng

1.4.1. Nhân tố khách quan

1.4.1.1. Nhân tố khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tùy theo từng lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, tập quán,…

Mỗi khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Nếu như áp lực của khách hàng lớn sẽ làm cho doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của mình về giá bán cũng như tăng chất lượng sản phẩm. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp.

1.4.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp

Môi trường chính trị ổn định luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư lại tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật, các văn bản dưới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật, kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó.

1.4.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội,… đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Trình độ dân trí ngày càng cao một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp về một đội ngũ lao động tri thức, đồng thời cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp trong vấn đề chất lượng sản phẩm.

1.4.1.4. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,…cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán… của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện

thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.4.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn luôn có đối thủ cạnh tranh. Khi một doanh nghiệp cạnh tranh và hành động không khéo léo để các doanh nghiệp khác nắm bắt được cơ chế cạnh tranh của mình thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh hoặc là bắt chước cách thức khai thác lợi thế cạnh tranh hoặc sẽ đi tìm các lợi thế khác, và như vậy các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh khác và như vậy doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các phương thức cạnh tranh khác.

1.4.2. Nhân tố chủ quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2.1. Lực lượng lao động

Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp.

Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp và quyết định hiệu quả kinh doanh.

1.4.2.2.Tổ chức bộ máy doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp.

năng nhiệm vụ rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý, chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng, sự phối hợp hoạt động không chặt chẽ,…sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao.

1.4.2.3. Vốn kinh doanh

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh không những đảm bảo cho những cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra khả năng quay vòng vốn cũng rất quan trọng, cùng một lượng cầu về sản lượng tương ứng với lượng vốn cần thiết nhất định, nếu khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp cao thì lượng vốn cần cho mỗi kỳ càng ít và sẽ càng thuận lợi cho doanh nghiệp về vấn đề huy động vốn hơn.

1.4.2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp

Kỹ thuật – công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo sự ổn định bền vững.

Công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và tính chất ngày càng hiện đại hơn. Doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo công nghệ kỹ thuật mới…, làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG MỘC 2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc

2.1.1. Giới thiệu chung

Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc được thành lập năm 2014 với đội ngũ nòng cốt là các chuyên gia đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo và tổ chức sự kiện với phương châm hoạt động “Sát cánh vươn xa”.

Sau 7 năm những thành công đầy thách thức đó, từ năm 2014, Công ty được thành lập với một sức mạnh đầu tư về tài chính và dám thay đổi tư duy kinh doanh chiến lược và bền vững cho nên một lần nữa giúp cho Công ty trở thành Công ty tổ chức sự kiện tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ sự kiện chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Nhưng dấu mốc lịch sử quan trọng nhất của Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc khi chính thức ra đời vào ngày 30/05/2014, đánh dấu sự hình thành một thương hiệu thực sự, đi tìm kiếm những thành công vang dội trong ngành kinh doanh tổ chức sự kiện, tổ chức hội thảo, tổ chức hội nghị, tổ chức hội chợ tại Việt Nam và trường Quốc tế.

Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Ban giám đốc của Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tổ chức sự kiện và truyền thông. Bằng những nỗ lực không ngừng, gần 3 năm qua, Công ty đã trở thành thương hiệu mạnh về tổ chức các sự kiện lớn cho các tập đoàn, Công ty như: CAP Group, FPT, VNPT,…

Tháng 01/2016, Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc đã chính thức thực hiện kế hoạch hình thành, xây dựng hệ thống 2 Công ty.

Nỗ lực và miệt mài từ những bước đi đầu tiên, Mộc Media và các mô hình kinh doanh khác của Công ty đã làm nên những điều kỳ diệu để phấn đấu tôn

vinh thương hiệu Việt và phấn đấu sớm trở thành công ty kinh tế đầu tư tư nhân hàng đầu về sự kiện và truyền thông tại Hà Nội. Những thành công bước đầu đó được kết tinh bởi chính trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng của những Người sáng lập.

Ở bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào của nền kinh tế thị trường, Mộc Media đều chứng tỏ vai trò người tiên phong thay đổi xu hướng sử dụng các sản phẩm du lịch chất lượng cao và uy tín. Đó chính là mơ ước, là hoài bão của toàn thể cán bộ, nhân viên của Tổ chức sự kiện truyền thông Mộc.

• Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc

• Tên tiếng anh: Moc Technology And Media Joint Stock Company

• Tên viết tắt: Mộc Media

• Loại hình công ty: Công ty cổ phần

• Mã số thuế: 0106557538

• Thành lập: 30/05/2014

• Địa chỉ: Số 37 Nguyễn Khang, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

• Fax: 024.7300.6363 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Website: http://www.mocmedia.net/

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc là một đơn vị tiên phong trong công việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ứng dụng sóng di động tại Việt Nam. Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc chuyên về giải pháp công nghệ không dây, giải pháp định vị GPS, ứng dụng sóng di động truyền dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường từ cá nhân đến doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như:

+ Tổ chức sự kiện: Tổ chức tiệc cuối năm; Tổ chức lễ khai trương, khánh thành; Tổ chức lễ khởi công, động thổ; Tổ chức lễ giới thiệu sản phẩm mới; Tổ chức hội nghị, hội thảo; Tổ chức chạy roadshow;…

+ Quảng cáo, truyền thông: Tư vấn giải pháp truyền thông quảng cáo, phương án quảng cáo và xây dựng một chiến lược truyền thông hữu hiệu thông qua các kênh truyền thông đa phương tiện; Booking quảng cáo phát thanh, truyền hình, báo chí; Quảng cáo thông tin, hình ảnh, bài viết liên quan đến cá nhân, tổ chức trên thông qua các dịch vụ Facebook quảng cáo như quản lí fanpage, tăng like, tăng lượt tiếp cận trang; quảng cáo Google Adwords, quay quảng cáo, quay quảng cáo ngắn, biên tập và dựng film.

+ Thiết bị và giải pháp: Cung ứng giải pháp, thiết bị cho tổng đài điện thoại, tổng đài tin nhắn; Các giải pháp cho tổng đài trung tâm chăm sóc khách hàng.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

2.1.3.1. Chức năng

- Tổ chức sự kiện, quảng cáo truyền thông, xây dựng chiến lược truyền thông hữu hiệu thông qua các kênh truyền thông đa phương tiện, cung ứng giải pháp,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông mộc (Trang 45)