Định hướng phát triển cho bộ phận bán hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông mộc (Trang 87)

Chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty trong thời gian tới chính là gia tăng lượng hàng hóa bán ra trong mỗi kì bán hàng để vừa nâng cao doanh thu, tăng vị thế cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường miền Trung. Để làm được điều này công ty đã đề ra những chiến lược như sau:

Thứ nhất, nhân viên bán hàng đồng lòng chung sức vào công việc bán hàng, bán nhiều nhất các sản phẩm có thể. Nếu không thể vượt chỉ tiêu bán hàng đề ra thì cũng không được thấp hơn so với chỉ tiêu. Hàng năm phấn đấu tăng đều đặn ít nhất 20% số lượng hàng bán so với năm trước.

Thứ hai, mở thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty ở nhiều khu vực để dễ dàng trong khâu quản lí và bán hàng, khách hàng tìm đến với Công ty cũng sẽ thuận lợi hơn.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo cho nhân viên bán hàng ở các cửa hàng của Công ty để phục phụ khách hàng tốt hơn.

3.2. Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến hoạt động quản trị bán hàng của Công ty cổ Phần Công Nghệ Và Truyền Thông Mộc

3.2.1. Thuận lợi

Ngày nay, nhu cầu đi lại bằng ô tô của người dân ngày càng cao, các doanh nghiệp vận tải ra đời ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho sự mở rộng kinh doanh của Công ty do đây là đối tượng khách hàng mục tiêu của Công ty.

Công ty nhập khẩu các sản phẩm, thiết bị GPS từ Hàn quốc, Italya, Mỹ, Đức… những nước có ngành công nghiệp tiên tiến. Điều này giúp cho các sản phẩm của Công ty phân phối luôn được đảm bảo về chất lượng, tạo điều kiện

phẩm cũng làm cho khả năng cung ứng sản phẩm của công ty đối với các đơn đặt hàng luôn ổn định.

Sản phẩm của công ty luôn ổn định về chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, Công ty luôn chú trọng tìm kiếm sản phẩm mới có tính năng vượt trội, giá thành hợp lý, ngày càng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Công ty luôn tiến hành so sánh mức giá của mình với các đối thủ cạnh tranh để định giá các sản phẩm của mình thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, điều này góp phần tăng doanh thu bán hàng của Công ty.

Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nói chung và nhân viên bán hàng nói riêng có kinh nghiệm, năng lực và trình độ chuyên môn trong quản lý và bán hàng.

Nhân viên bán hàng trẻ trung, nhiệt tình, sáng tạo và luôn nỗ lực hoàn thành công việc, chỉ tiêu được giao. Điều này giúp cho việc thực hiện các hoạt động bán hàng đạt được hiệu quả cao, góp phần tăng doanh thu cho Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc. Ngoài ra, việc có đội ngũ nhân viên bán hàng có kinh nghiệm cũng giúp cho việc phục vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng tốt hơn, tạo được ấn tượng tốt đẹp về Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc trong mắt khách hàng.

Công tác tập trung xây dựng chiến lược, định hướng thị trường và chương trình tiêu thụ các loại sản phẩm đúng hướng của Ban giám đốc đã góp phần tăng doanh số tiêu thụ của Công ty.

3.2.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng gặp không ít khó khăn như: Ngày càng có nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị, ứng dụng GPS tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, khiến thị trường của Công ty ngày càng thu hẹp lại.

Năng lực nhân viên ở các thị trường chưa đồng đều. Ở một số cửa hàng, nhân viên bán hàng còn chưa có hiểu biết rõ về các sản phẩm mà Công ty cung cấp, không giải đáp được những thắc mắc hay không tư vấn được cho khách hàng. Điều này làm giảm sự hài lòng của khách hàng với Công ty. Ngoài ra, khi không được tư vấn kỹ lưỡng hoặc giải đáp thắc mắc một cách triệt để, khách hàng sẽ khó quyết định chọn mua sản phẩm của Công ty, dẫn đến bán hàng không thành công.

Quy mô của Công ty còn nhỏ trong khi chưa chú trọng hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh nên Công ty chưa được nhiều người biết đến.

3.2.3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty

Với sự phát triển ngày càng nhanh về số lượng các doanh nghiệp và các đơn vị cá nhân kinh doanh trên thị trường, làm cho việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty ngày càng trở nên khó khăn. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, Công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động bán hàng nói chung và quản trị bán hàng nói riêng.

Với việc giảm thuế cho các mặt hàng nhập khẩu theo đúng lộ trình cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO, hàng loạt công ty nước ngoài có thể gia nhập vào Việt Nam tạo ra áp lực cạnh tranh cho các công ty trong đó có công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc. Điều này đòi hỏi Công ty phải quyết liệt đẩy mạnh hoạt động bán hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiềm lực tài chính của mình.

Một điều quan trọng nữa là bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh trên thương trường đều có 3 mục tiêu chính là lợi nhuận, vị thế và an toàn. Như vậy, để đạt được các mục tiêu này các doanh nghiệp không còn cách nào khác là nâng cao doanh thu và hạn chế hợp lý mức chi phí của mình. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng cũng là cách để Công ty tăng nhanh doanh thu và đạt được mục tiêu đề ra.

3.4. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty cổ phần Công Nghệ Và Truyền Thông Mộc phần Công Nghệ Và Truyền Thông Mộc

3.4.1. Xác định mục tiêu bán hàng cụ thể, rõ ràng

Để công tác bán hàng được diễn ra xuyên suốt và hiệu quả thì việc đầu tiên của công ty là phải xác định rõ ràng cụ thể mục tiêu bán hàng. Hai mục tiêu cần được quan tâm, chú trọng nhất và cũng là hai mục tiêu có tính bao quát nhất chính là: Mục tiêu tăng doanh số bán hàng và mục tiêu tăng lợi nhuận. Ngoài ra thì công ty cũng phải lên kế hoạch cho các mục tiêu khác như: mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh, mục tiêu tăng thị phần, mục tiêu mở rộng thị trường…

Việc xây dựng các mục tiêu đã bước đầu cho thấy ý chí quyết tâm của công ty nhằm tác động mạnh mẽ vào thị trường của mình đồng thời nó cũng giúp cho công ty giữ hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và giúp cho quá trình cạnh tranh trở nên thuận lợi, không bị “lúng túng” trước sự thay đổi của thị trường và của đối thủ cạnh tranh.

3.4.2. Tăng cường xây dựng chiến lược bán hàng cho từng quý, từng năm

Tình hình thị trường biến đổi không ngừng vì vậy Công ty không thể áp dụng một chiến lược bán hàng cho cả kì bán hàng dài mà nên xây dựng chiến lược, kế hoạch theo từng quý nhỏ để thuận tiện cho việc theo dõi, đánh giá kết quả đồng thời Công ty có thể phân bổ nguồn lực, phối hợp thúc đẩy hoạt động bán hàng đạt hiệu quả cao.

Khi tiến hành xây dựng chiến lược thì phải cụ thể, rõ ràng để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá. Tránh tình trạng xây dựng chung chung khiến Công ty khó nắm bắt và “xoay xở” khi có sự cố bất ngờ phát sinh. Trên cơ sở đó, Công ty mới tiến hành xây dựng chiến lược bán hàng cho từng quý, từng năm cũng như chủ động và linh hoạt trong quá trình thực hiện.

3.4.3. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm các đại lý, mở thêm các cửa hàng

Một tồn tại trong Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc là Công ty chưa chú trọng việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng là các đại lý, doanh nghiệp, đa số họ tự tìm đến. Để đạt kết quả cao trong hoạt động bán hàng, Công ty không chỉ dựa vào lượng đại lý tự tìm đến với công ty mà còn phải luôn luôn tìm kiếm cơ hội bán hàng từ các đại lý mới, mở rộng mạng lưới khách hàng của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, trong thời gian tới, các nhân viên bán hàng phải tích cực khai thác, tìm kiếm thêm các đại lý cho Công ty, điều này sẽ làm cho tăng doanh số bán hàng.

3.4.4. Nâng cao nghiệp vụ bán hàng của đội ngũ nhân viên bán hàng tại các cửa hàng

Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể xóa bỏ sự khác nhau giữa các sản phẩm, vì vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, ngoài việc cung cấp sản phẩm tốt cần cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tối ưu. Công ty cần phải có những sáng kiến và đi tiên phong trong việc nâng cao chất lượng phục vụ để làm hài lòng và thu hút khách hàng đến với Công ty, cụ thể là chú trọng hơn nữa dịch vụ trong và sau khi bán.

Công ty hiện bày bán khá nhiều mặt hàng, do đó, việc trưng bày tại cửa hàng của Công ty cần phải đảm bảo tính gọn gàng, thu hút. Công ty nên chú ý đến việc bày hàng hóa sao cho dễ tìm, theo một trật tự logic các mặt hàng có đặc tính, công năng giống nhau được sắp xếp tại một quầy. Các quầy hàng cũng cần được sắp xếp, bổ sung, lau dọn thường xuyên. Các trang thiết bị phục vụ bày hàng cần được thay mới, tránh bày hàng tại các quầy kệ đã cũ.

3.4.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bán hàng và đội ngũ bán hàng

Phòng Bán hàng và ban lãnh đạo công ty cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát mỗi ngầy, đôn đốc nhân viên làm việc chăm chỉ kết hợp với ghi chép, viết báo cáo, kịp thời cập nhật tình hình bán hàng hàng tháng. Công ty cũng cần sắp xếp các buổi họp giao ban hàng tuần, hàng tháng để thông báo công khai những sai sót gặp phải, khắc phục hậu quả kịp thời và không làm chậm trễ tiến độ bán hàng nói chung. Từ đó Công ty cần nghiên cứu kỹ thực trạng kinh doanh, kết quả kinh doanh thực tế so với tiềm năng kinh doanh của mỗi cửa hàng. Tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp thích hợp.

3.4.6. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản trị bán hàng

Trước tiên, Công ty cần tích hợp tính năng đặt hàng trên website, tạo sự tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra, trang web cần phải liên tục cập nhất và đổi mới nội dung, hình thức, có chiến lược quản lý hiệu quả.

Tiếp theo, Công ty nên sử dụng các phần mềm quản trị bán hàng chuyên nghiệp nhằm giúp cho hoạt động giảm sát, quản lý bán hàng, doanh thu và công nợ được dễ dàng và chính xác làm tăng hiệu quả quản trị bán hàng và góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng của Công ty.

3.4.7. Các giải pháp hỗ trợ

Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm của Công ty ra thị trường để sản phẩm ngày càng đến gần và quen thuộc với khách hàng và để tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh đồng thời góp phần thúc đẩy hiệu quả bán hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Tăng cường hoạt động quảng cáo giúp cho Công ty được khách hàng biết đến ngày càng nhiều. Công ty có thể đăng tải những bài giới thiệu sản phẩm của Công ty lên các tờ báo mạng hay báo giấy có nhiều người theo dõi.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực tìm kiếm sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng bằng cách liên tục cập nhật xu hướng

công nghệ thế giới và tìm kiếm những nhà cung cấp sản phẩm uy tín, thương hiệu lớn trên thế giới.

Giá bán là một công cụ cạnh tranh hiệu quả đối trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào, vì vậy Công ty cần chú trọng xây dựng chính sách giá phù hợp để thu hút thêm khách hàng và giữ chân các đại lý.

Tăng cường chiết khấu cho các đại lý: Đối với những đơn hàng lớn từ các đại lý thì nhân viên phải đề xuất với trưởng phó phòng để hỗ trợ giảm thêm cho đại lý, tạo sự linh động và tăng tính cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh.

Tăng cường các chương trình khuyến mại để thu hút, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng

Công ty cần tích cực hơn trong việc tổ chức hội nghị khách hàng. Qua hội nghị này cũng giúp mối quan hệ của Công ty với các khách hàng, đại lý chặt chẽ, tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, để thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nâng cao uy tín, Công ty cần quan tâm hơn đến các hoạt động chăm sóc khách hàng.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị bán hàng cùng định hướng phát triển kinh doanh của công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc, em đã hoàn thành khóa luận: “Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông Mộc”. Một số vấn đề quan trọng đã được đúc rút và trình bày trong quá trình nghiên cứu như sau:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động quản trị bán hàng của doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng hoạt động quản trị bán hàng của Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông Mộc.

- Xác định được nguyên nhân và hạn chế của hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị bán hàng của Công Ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông Mộc trong thời gian tới.

Hy vọng những giải pháp đưa ra trong khóa luận sẽ giúp cho Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc nâng cao được hoạt động quản trị bán hàng của Công ty.

Do kiến thức và thời gian có hạn nên bài khoá luận của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa để khoá luận của em được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2019), “Giải pháp quản trị bán hàng của Công ty Cổ phần May mặc và Thời trang Bút Pháp”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại.

2. Phạm Tuấn Anh (2018), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại công ty Cổ phần xăng dầu HFC”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học dân lập Hải Phòng.

3. Trương Đình Chiến (2012), Giáo trình quản trị marketing, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Phạm Quốc Cường (2020), “Giải pháp hoàn thiện quản trị bán hàng của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Sơn”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương mại.

6. Đặng Đình Hào (2011), Kinh tế thương mại và dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

7. Mai Thị Diệu Hằng (2019), "Giải pháp bán hàng tối đa hiệu quả của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính.

8. Nguyễn Hoàng Nam (2020), Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Thanh Long, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thăng Long, Hà Nội.

9. Philip Kotler (2012), Marketing căn bản (tài liệu dịch), Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

10.Bùi Văn Quang (2008), Giáo trình quản trị bán hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Bảo Thư (2016), Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hà Nghĩa, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thăng Long, Hà Nội.

12. Đỗ Hoàng Toàn (1994), Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp, Nhà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông mộc (Trang 87)