Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông mộc (Trang 48 - 50)

1.4.1.1. Nhân tố khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tùy theo từng lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, tập quán,…

Mỗi khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Nếu như áp lực của khách hàng lớn sẽ làm cho doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của mình về giá bán cũng như tăng chất lượng sản phẩm. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp.

1.4.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp

Môi trường chính trị ổn định luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư lại tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật, các văn bản dưới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật, kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó.

1.4.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội,… đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Trình độ dân trí ngày càng cao một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp về một đội ngũ lao động tri thức, đồng thời cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp trong vấn đề chất lượng sản phẩm.

1.4.1.4. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,…cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán… của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện

thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.4.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn luôn có đối thủ cạnh tranh. Khi một doanh nghiệp cạnh tranh và hành động không khéo léo để các doanh nghiệp khác nắm bắt được cơ chế cạnh tranh của mình thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh hoặc là bắt chước cách thức khai thác lợi thế cạnh tranh hoặc sẽ đi tìm các lợi thế khác, và như vậy các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh khác và như vậy doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các phương thức cạnh tranh khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông mộc (Trang 48 - 50)