Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông mộc (Trang 55)

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu phân cấp quản lý, theo chức năng và phân công công việc. Các nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các phòng ban riêng biệt theo chức năng quản trị. Giữa các phòng ban có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau, tạo sự thuận lợi cho việc hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

Bộ máy tại Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

Trong đó:

Hội đồng quản trị - Chủ tịch HĐQT: Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc điều hành và các Trưởng phòng trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty;

Giám đốc điều hành là người quản lý điều hành các công việc chung của các phòng ban và chịu trách nhiệm về những công việc có tầm quan trọng, mang tính chất chiến lược của Công ty.

Phòng Hành chính - Nhân sự:

Là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Cụ thể:

- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty.

- Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí công việc, kế hoạch quy hoạch và bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển, điều chuyển).

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn Công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, chi phí đồng phục,…).

- Tổ chức phối hợp với các phòng ban khác thực hiện quản lý nhân sự.

- Nghiên cứu soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của Công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện.

- Phục vụ công tác hành chính để ban giám đốc thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.

- Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành.

Phòng Chăm sóc khách hàng: Triển khai dịch vụ cho khách hàng đồng thời chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ.

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kiểm tra công tác kỹ thuật, quản lý lắp đặt, thiết kế sự kiện và bảo hành các sản phẩm cho khách hàng.

Phòng kinh doanh: Tiếp cận và nghiên cứu thị trường, thực hiện các chiến lược giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng. Nghiên cứu xu hướng thị trường về sản phẩm, giá cả, phân phối, khách hàng, tâm lý và xu hướng thay đổi của người tiêu dùng, chính sách hậu mãi, sản phẩm cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh…Triển khai chương trình xúc tiến thương mại và theo dõi thực hiện chính sách. Thực hiện các chương trình phát triển thị trường.

Phòng Tài chính - Kế toán tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên, Giám đốc trong các lĩnh vực về: Hoạch định chiến lược tài chính công ty; Công tác tài chính; Công tác kế toán; Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ; Công tác quản lý chi phí và phân tích hoạt động kinh tế.

Công ty được sáng lập và điều hành bởi Chủ tịch HĐQT Ông Phạm Ngọc Tú. Bên cạnh đó là Giám đốc điều hành do anh Nguyễn Việt Khôi đảm nhiệm. Ngoài đội ngũ lãnh đạo công ty còn có các Trưởng phòng và Trưởng nhóm.

2.2. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc

Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2018 - 2020

Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2020

so với năm 2019 Năm 2019 so với năm 2018 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Theo trình độ Đại học 25 21,7 21 19,8 20 19,4 4 19,04 1 5,00 Cao đẳng 16 13,9 15 14,15 15 14,56 1 6,6 0 0 Trung cấp 75 65,21 71 66,7 68 66,02 4 5,6 2 2,9 Theo chuyên môn Quản lý, hành chính 42 36,52 41 38,7 40 38,8 1 0,94 1 2,5 Nhân viên bán hàng 73 63,48 65 61,3 63 61,2 8 7,5 2 3,17 Tổng 115 100 106 100 103 100 9 8,5 3 2,91 (Nguồn: Phòng Hành chính)

Dựa vào Bảng 2.3 ta thấy, về lao động: Năm 2018 với tổng số lao động là 103 trong đó có 63 là nhân viên bán hàng (chiếm 61,2%). Năm 2019, số lao động Công ty tăng lên 3 người so với năm 2018, thành 106 người, trong đó có 41 nhân viên ở bộ phận quản lý, hành chính (tăng 1 người) và 65 nhân viên bán hàng (tăng

2 người). Đến năm 2020, Công ty đã có tổng lao động là 115 người (tăng lên 9 người, tương đương tăng 8,5% so với năm 2019) trong đó nhân viên bán hàng là 73 người (chiếm 63,48% nhân lực toàn Công ty) và số nhân sự tại bộ phận quản lý và hành chính văn phòng là 42 người (chiếm 36,52%).

Về trình độ của người lao động trong Công ty, số lao động ở trình độ trung cấp, trung học qua 3 năm là tương đối lớn và tăng đều khi quy mô của công ty ngày càng mở rộng. Trình độ đại học và cao đẳng đối với các nhân viên quản lý cũng tăng lên. Cụ thể năm 2020, số lao động trình độ Đại học là 25 người (chiếm 21,7% về tỷ trọng) và cao hơn so với năm 2019 là 4 người (tăng 8,5% so với năm 2019). Bên cạnh đó, số lao động ở trình độ Cao đẳng chỉ chiếm 16 người (tương đương chiếm 13,9%) tăng thêm 1 lao động so với năm 2019.

Để ngày càng thích ứng hơn với một nền kinh tế năng động, đòi hỏi một nguồn lực ổn định, chất lượng. Công ty đang từng bước thay đổi dần cơ cấu lao động theo trình độ: tăng dần lao động có trình độ Đại học, cao đẳng; giảm dần nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, trung cấp trở xuống.

2.2.2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty

GPS được hiểu như thế nào?

GPS là hệ thống định vị toàn cầu (tiếng Anh: Global Positioning System ) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Trong một thời điểm, tọa độ của một vị trí trên mặt đất sẽ được xác định nếu biết được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh.

Các ứng dụng của sóng GPS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, sóng GPS được áp dụng để:

- Giám sát quản lý vận tải, theo dõi vị trí, tốc độ, hướng di chuyển; giám sát mại vụ, giám sát vận tải hành khách…

- Liên lạc, theo dõi định vị cho các ứng dụng giao hàng.

Thiết bị thu sóng GPS

Máy thu GPS là một thiết bị như một máy tính nhỏ gọn có màn hình gắn liền và anten nhận tín hiệu GPS. Thiết bị này thường chỉ là thiết bị có thông tin một chiều. Nhờ anten GPS nhận tín hiệu từ vệ tinh, hệ điều hành của máy sẽ thể hiện vị trí trên bản đồ được gài sẵn trong thiết bị. Khi hệ thống giao thông rộng lớn, phức tạp, có nhiều điểm chia cắt, cầu vượt … thì thiết bị thu sóng GPS là cần thiết đối với các chủ xe.

Các mặt hàng của công ty

Thiết bị định vị

Thiết bị ứng dụng công nghệ định vị qua vệ tinh (GPS) kết hợp với công nghệ truyền dữ liệu qua sóng GSM/GPRS (General Packet Radio Service) hỗ trợ công tác quản lý, giám sát vận tải mang lại lợi ích cao và tiết kiệm chi phí cho người dùng. Ứng dụng rộng trong giám sát phương tiện, người, tài sản, vật nuôi…

Cổng giao tiếp SMS thông minh – GSM Modem.

Thiết bị chuyên nhận gửi tin nhắn hàng loạt là kênh thông tin hiệu quả cho các nhà làm marketing chuyên nghiệp. Thiết bị thông minh, giao tiếp thân thiện, xuất dữ liệu số điện thoại, tin nhắn, gửi cùng một nội dung đến nhiều số điện thoại, gửi cho một số điện thoại với nhiều nội dung…

Thiết bị dẫn đường

Thiết bị dẫn đường thông minh qua hệ thống vệ tinh GPS, là người bạn đồng hành trên mọi chặng đường. Thiết bị tích hợp bản đồ Việt Nam với thông tin số nhà, chiều đường, đường cấm được cập nhập liên tục. Giao diện 2D-3D, hướng dẫn bằng giọng nói (Anh-Việt-Hàn)…

Thiết bị quan sát – Camera IP

Hình 2.2. Camera quan sát

Camera IP (Internet Protocal Camera) là thiết bị camera an ninh giám sát kỹ thuật bằng cách gửi và nhận hình ảnh, âm thanh. Video sẽ được kết nối và truyền đi một cách an toàn và nhanh nhất dựa trên đường truyền của mạng Internet. Các thiết bị thường được sử dụng tương thích với camera IP là máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng và nhiều thiết bị khác.

Thiết bị kết nối Internet không dây

Hình 2.3. USB Internet Modem

USB Internet Modem sử dụng sóng di động kết nối internet giải phóng người dùng khỏi phương thức kết nối internet truyền thống. Lựa chọn đa dạng với giao thức EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution), truyền dữ liệu với tốc độ 384 Kbps. Giao thức HSPA (High-Speed Packet Access), được biết đến như một

công nghệ thuộc thế hệ thứ ba (3G). Hiện tại, với các thiết bị 3G Modem của công ty thì tốc độ tải xuống tối đa là 7.2 Mbps và tốc độ tải lên tối đa là 5.7 Mbps.

2.2.3. Đặc điểm về thị trường của Công ty

Theo số liệu tổng kết của Bộ Thông tin và truyền thông, đến cuối năm 2020 Việt Nam có 132,52 triệu thuê bao di động. Hiện Việt Nam đã đạt tỷ lệ phủ sóng di động là 94%. Với những con số đó, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho các ứng dụng sóng di động.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 93/2012/NĐ-CP, từ ngày 25/12/2012 các xe vận chuyển hàng hóa và hành khách phải buộc phải lắp đặt thiết bị định vị GPS. Đây chính là cơ hội để thị trường thiết bị GPS tại Việt Nam phát triển. Sử dụng thiết bị này giúp giám sát, quản lý phương tiện và người lái xe nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, vận tải an toàn cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí không đáng có, tối ưu hóa hoạt động của các doanh nghiệp.

Thêm vào đó, dịch vụ truy cập Internet qua sóng 4G đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay 4G đang tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với giới trẻ bằng hàng loạt các tiện ích và dịch vụ nổi bật, đó là sử dụng điện thoại video, dịch vụ Internet di động, xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu... khi đó phân khúc thị trường, trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm ứng dụng sóng di động sẽ rất sôi nổi tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc.

2.2.4. Khách hàng mục tiêu của Công ty

Khách hàng cá nhân: Là những người chủ sở hữu các loại phương tiện có giá trị như ô tô, xe máy… là những người có số lượng đầu xe từ 1 đến 5 xe ô tô. Những khách hàng này thường hay yêu cầu lắp đặt những phần mềm định vị, giám sát, thiết bị chống trộm và camera quan sát.

Khách hàng là các doanh nghiệp: Là những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, các công ty có số lượng xe cơ giới hoạt động lớn (từ 5 xe trở

lên), cần thiết phải có một hệ thống quản lý chuyên nghiệp bằng các thiết bị, phần mềm, để giảm bớt gánh nặng về nhân sự và chi phí, cồng kềnh về bộ máy và theo quy định của nhà nước.

Các đại lý, nhà bán buôn: Là những công ty, cửa hàng kinh doanh các sản phẩm công nghệ, trong đó có các thiết bị ứng dụng GPS.

Theo hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, thì trên cả nước có 4.180.478 ô tô đang lưu hành (tính đến 12/2020), theo quy định của nhà nước các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải phải lắp đặt thiết bị hộp đen, giám sát hành trình trên xe. Vì vậy Công ty nhận định rằng khách hàng là những doanh nghiệp kinh doanh vận tải, trong thị trường cung cấp các giải pháp công nghệ, thiết bị ứng dụng GPS có tiềm năng rất lớn.

2.2.5. Cầu thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.5.1. Quy mô nhu cầu về thiết bị ứng dụng GPS, giái pháp tổng đài

Cục đăng kiểm Việt Nam đã tổng hợp số liệu tính đến tháng 12/2020, số lượng ô tô lưu hành tại Việt Nam là 4.180.1478 chiếc. Ngoài ra, hằng năm các doanh nghiệp lại đầu tư thêm một lượng xe mới, trung bình khoảng 15-20%. Điều này đang tạo nên cú hích cho thị trường dịch vụ và thiết bị GPS.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho đến cùng kì năm 2019 nhu cầu sử dụng tổng đài ở các doanh nghiệp tăng lên 15% so với năm 2018. Trung bình một cuộc gọi dịch vụ tổng đài khách hàng khoảng 6 phút, 75% thời lượng đó dành cho các hoạt động thủ công để trình bày vấn đề, ghi nhận thông tin.

2.2.5.2. Xu hướng phát triển của thị trường những năm qua

Việc ứng dụng công nghệ GPS vào lĩnh vực giao thông đường bộ đã được nghiên cứu và triển khai thử nghiệm tại Việt Nam hơn 15 năm nay. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa ứng dụng công nghệ GPS vào

Bên cạnh đó dịch vụ giải pháp tổng đài cũng được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để bắt kịp theo xu hướng thời đại 4.0 hiện nay. Các tổng đài không bị hạn chế bởi thời gian, ngày lễ Tết. Điều này giúp trung tâm chăm sóc khách hàng sẵn sàng giải quyết luôn các vấn đề của khách hàng khi chúng mới phát sinh. Khách hàng có thể được hỗ trợ 24/7 mà không phải đợi chờ hàng giờ, thậm chí vài ngày để được hỗ trợ. Điều này làm tăng sự hài lòng của khách hàng, tăng uy tín và niềm tin của thương hiệu.

2.2.6. Cung thị trường

Hiện nay trên thị trường có khoảng 20 nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị GPS, cho các loại phương tiện vận tải, có thể kể đến những cái tên như Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Điện tử Bình Anh, Công ty TNHH Thương mại Điện tử Vinh Hiển, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Việt Cathy, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)…. Các công ty như Bình Anh, Vinh Hiển, Vcomsat, Eposo, Việt Cathy là những công ty có quy mô vốn trung bình, đang từng bước xây dựng thương hiệu và đưa ra những chính sách giá khá ưu đãi. Còn Viettel và VNPT là những ông lớn trong thị trường viễn thông, tuy giá sản phẩm không phải là thấp nhất nhưng lại đưa ra nhiều sự hỗ trợ trong công tác bán hàng, bảo hành sản phẩm.

2.3. Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng của Công ty cổ Phần Công Nghệ Và Truyền Thông Mộc Và Truyền Thông Mộc

2.3.1. Mục tiêu bán hàng

Việc lập mục tiêu và chiến lược bán hàng từng thời kỳ ở Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Mộc là do phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện. Nhìn chung, mục tiêu bán hàng của Công ty mới chỉ có hai mục tiêu chính là: Tăng doanh số bán và tăng cao lợi nhuận. Sau khi tổng kết doanh số bán năm vừa qua, Công ty sẽ tiến hành đề ra mục tiêu bán hàng năm tiếp theo.

2.3.2. Cấu trúc, tổ chức lực lượng bán hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông mộc (Trang 55)