Mô hình đánh giá tác động chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 30 - 32)

Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, tức là số liệu vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của nhiều đối

tượng quan sát khác nhau (Nguyễn Xuân Thành, 2006).

Phương pháp này chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm: một nhóm tham gia chính sách (còn gọi là nhóm thụ hưởng hoặc nhóm xử lý), nhóm còn lại không tham gia chính sách (nhóm so sánh/nhóm kiểm soát). Gọi D là biến phản ánh nhóm quan sát (D = 0: nhóm so sánh; D = 1: nhóm tham gia). Giả thiết tối quan trọng của phương pháp DID là nếu không có chính sách thì đầu ra của nhóm so sánh và nhóm tham gia có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa nhóm tham gia chính sách và nhóm không tham gia chính sách là do tác động của chính sách hay chương trình mới.

Gọi Y là đầu ra của chính sách. T = 0 là khi chưa có chính sách, T = 1 là sau khi có chính sách. Trước khi áp dụng một chính sách hay chương trình mới, tiến hành thu thập thông tin về đầu ra (Y) của hai nhóm và so sánh sự khác nhau. Sau

đó, áp dụng chính sách lên nhóm tham gia và không áp dụng chính sách lên nhóm so sánh. Sau một thời gian áp dụng nhất định hoặc khi chương trình kết thúc, thu thập thông tin đầu ra của hai nhóm này lần nữa và so sánh sự khác biệt trước và sau khi có chính sách. Nếu có sự khác biệt trong mức độ biến thiên trong đầu ra giữa

hai nhóm này thì đó chính là tác động của chính sách.

Hình 3.3 minh họa đánh giá tác động bằng phương pháp khác biệt kép. Vào thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y00 (D = 0, T = 0) và

đầu ra của nhóm tham gia là Y10 (D = 1, T = 0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm

này trước khi có chính sách là Y10 - Y00. Sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y01(D = 0, T = 1) và đầu ra của nhóm tham gia là Y11 (D = 1, T =

1). Khi đó, chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) - (Y10-Y00).

Đầu ra, Y

Y11[D = 1]

Ước lượng DID

Y10[D = 1]

Y01[D = 0]

Y00[D = 0]

T= 0 T = 1 Thời gian, T

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt kép

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2006)

Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, đểđánh giá tác động của CSKC đối với đổi mới công nghệ của các cơ

lượng thể hiện sự kết hợp giữa phương pháp khác biệt kép và hồi quy đa biến OLS

như sau:

Yit = β0 +β1D+β2 T+β3D*T+β4 Xit + εit (3.1)

Trong đó, Yit là chỉ tiêu phản ánh đổi mới công nghệ của cơ sở CNNT thứ i tại thời điểm t; D = 1: Cơ sở CNNT khảo sát thuộc nhóm tham gia; D = 0: Cơ sở

CNNT khảo sát thuộc nhóm so sánh. T = 0: Số liệu khảo sát năm 2014; T =1: Số

liệu khảo sát năm 2018.

Xit là các biến độc lập: bao gồm các nhóm biến phản ánh đặc điểm của cơ sở

CNNT gồm: Doanh thu thuần; Lợi nhuận sau thuế; Tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn; Vốn chủ sở hữu; Sốnăm hoạt động; Sốlượng lao động; Trình độngười quản lý. Phương

pháp DID sẽ cho phép tính toán tác động của CSKC đến việc đổi mới công nghệ được đo lường như Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Đánh giá tác động CSKC bằng phương pháp DID Yit

Thời điểm chưa

có chính sách Thời điểm đánh giá chính sách Khác biệt Nhóm so sánh β0 β0+ β1 β1 Nhóm tham gia β0+ β2 β0+ β1+ β2+ β3 β1+ β3 Tác động của chính sách β3 Nguồn: Khandker và cộng sự (2010)

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)