Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 34 - 37)

Đối với mục tiêu 1: Đánh giá ảnh hưởng của CSKC đến đổi mới công nghệ

của các cơ sởCNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Sử dụng thống kê mô tả để phân tích các đặc điểm của nhóm tham gia chính sách và nhóm không tham chính sách. Thực hiện kiểm định t - test giá trị trung bình các chỉ tiêu đo lường các đặc điểm của nhóm tham gia và nhóm so sánh tại thời

điểm năm 2014 (thời điểm chưa có chính sách) để đảm bảo điều kiện giảđịnh của

phương pháp khác biệt kép (DID).

Sử dụng mô hình kết hợp giữa phương pháp khác biệt kép và hồi quy đa biến

OLS đểphân tích tác động của CSKC đến đổi mới công nghệ của cơ sở CNNT. Đối với hồi quy OLS, cần thực hiện các phân tích sau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):

Một là, kiểm định tương quan giữa biến độc lập và biến phục thuộc. Khi mức

nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

Thứ hai, mức độ phù hợp của mô hình. Nếu R2 hiệu chỉnh càng lớn thì mức độ

phù hợp của mô hình càng cao.

Thứ ba, đa cộng tuyến, là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ tuyến tính. Sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF), điều kiện là VIF < 10 để không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Thứ tư, phương sai phần dư thay đổi. Sử dụng kiểm định White để kiểm tra

phương sai phần dư thay đổi. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định > 5% thì không có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi; Ngược lại, nếu mức ý nghĩa của kiểm định

≤ 5% thì có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Sử dụng vòng lặp robustness trong phần mềm thống kê Stata nếu có hiện tượng phương sai thay đổi (Trần Thị

Tuấn Anh, 2014).

Đối với mục tiêu 2: Tìm hiểu nguyên nhân của của kết quả ảnh hưởng từ CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sởCNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả từ việc phân tích số liệu ở mục tiêu 1 kết hợp với phỏng vấn sâu các cơ sở CNNT, cán bộ tham gia chương trình khuyến công của Sở Công thương, Sở Tài chính để đưa ra nhận định, đánh giá.

Đối với mục tiêu 3: Đề xuất những cải thiện trong CSKC của tỉnh Đồng Tháp nhằm khuyến khích các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tăng cường đổi mới công nghệ. Sử dụng phương pháp diễn dịch, tổng hợp các kết quảthu được từ

mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để khuyến nghị chính sách.

Đề tài sử dụng phần mềm Stata phiên bản 12.0 để hỗ trợ xử lý dữ liệu.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Kết quả đã xác định mô hình nghiên cứu định lượng có 9 biến độc lập tác động đến đổi mới công nghệ

của các cơ sở CNNT, từ đó hình thành nên bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu

định lượng.

Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật đánh giá tác động bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) kết hợp với hồi quy đa biến OLS, theo đó kích thước mẫu

gồm 200 quan sát của 50 cơ sở CNNT thuộc nhóm so sánh và 50 cơ sở CNNT thuộc nhóm tham gia. Các kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến và kiểm định kiểm

định sự khác biệt trung bình (t - test) về giả định điều kiện của phương pháp khác

biệt kép giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh tại thời điểm năm 2014 được thực hiện đểđảm bảo tính phù hợp của dữ liệu nghiên cứu.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)