Để bảo đảm kinh phí hàng năm đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động khuyến công một cách hiệu quả nhất. Tỉnh Đồng Tháp cần một số giải pháp tăng cường đầu tư và bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho khuyến công:
UBND tỉnh tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh như xây dựng hệ thống đường giao thông đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa; cung cấp điện ổn
định phục vụ sản xuất; tạo quỹ đất, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tăng kinh phí khuyến công địa phương phục vụ cho các hoạt động khuyến công trong thời gian tới. Sở Công thương tỉnh phải thường xuyên chú trọng công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động khuyến công. Đề nghị các cấp các ngành duyệt, bố trí ngân sách
địa phương hàng năm cho hoạt động khuyến công theo quy định với mức tương
xứng để bảo đảm cho các chương trình hoạt động có hiệu quả.
Vận động các cơ sở CNNT tham gia khuyến công, đóng góp kinh phí cho hoạt
động khuyến công. Tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ trong và ngoài nước để có đủ nguồn lực và tài trợ hợp pháp các hoạt động khuyến công.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng đối với các cơ sở
CNNT, đảm bảo đủ vốn cho các cơ sở này. Tiến hành thành lập Quỹ khuyến công
để khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.
Nguồn quỹ này có thể thu từ các nguồn như: Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo khả năng
cân đối ngân sách hàng năm; Nguồn hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia; Tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước; Nguồn vốn hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, Quỹ khuyến công phải đảm tính công khai, minh bạch.
Nguồn quỹ khuyến công có ý nghĩa hỗ trợ cho các hoạt động hướng dẫn tổ
chức, cá nhân khởi sự kinh doanh, lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp, huy
động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh; Tài trợ cho các hoạt
động sản xuất công nghiệp nâng cao năng lực quản lý, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học-
công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi
trường; Hỗ trợ chi phí để tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát trong nước; hỗ trợ và tạo điều kiện đểcác cơ sở sản xuất công nghiệp liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề; Hỗ trợ chi phí để
xây dựng thí điểm mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụtư vấn công nghệđể hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp…