Giả định của phương pháp khác biệt kép là nhóm tham gia và nhóm so sánh phải có đặc điểm tương tự nhau vào thời điểm chưa có CSKC, nghĩa là, ở thời điểm
năm 2014, không có sự khác biệt giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh ở các yếu tố như là: doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn, vốn chủ sở
hữu, sốnăm hoạt động, sốlượng lao động, trình độngười quản lý.
Bảng 4.5: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2014)
Stt Yếu tố Đvt Nhóm so sánh Nhóm tham gia Chênh lệch Pr (%) 1 Doanh thu thuần Triệu
đồng 3.527,4 3.619,7 92,3 63,2 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu
đồng 240,4 245,4 5,0 76,1
3 Tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn % 13,8 13,2 -0,6 22,8 4 Vốn chủ sở hữu Triệu
đồng 3.834,4 3.401,4 -433,0 15,3 5 Sốnăm hoạt động (năm) Năm 9,1 8,7 -0,4 77,2 6 Sốlượng lao động (người) Người 29,7 28,5 -1,2 70,5 7 Trình độngười quản lý % 70,0 66,0 -4,0 67,2 8 Giá trị thiết bị, công nghệ Triệu
đồng 1.532,4 1.480,9 -51,6 34,3
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát (2019)
Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình (t - test) giữa nhóm so sánh và nhóm tham gia (Bảng 4.5) tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2014), ở mức ý
nghĩa thống kê 5%, nhóm tham gia và nhóm so sánh không có sự khác biệt về
doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn năm trước, vốn chủ sở
hữu, số năm hoạt động, số lượng lao động, trình độ người quản lý, giá trị thiết bị, công nghệ vì đều có Pr > 5%. Như vậy, thỏa mãn điều kiện giả định của phương
pháp DID.