Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để thực hiện đổi mới công nghệ tại các cơ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 59)

tại các cơ sở CNNT

Muốn đổi mới, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến tại các cơ sở CNNT thì

trước hết phải thực hiện thay đổi trong tư duy, nhận thức của con người, đặc biệt là những người làm công tác quản lý tại các cơ sở CNNT. Vì khi nguồn nhân lực có

được sự đào tạo, hướng dẫn bài bản thì mới biết cách áp dụng, vận hành suôn sẻ

công nghệ tiên tiến, các hệ thống MMTB hiện đại tại các tổ chức. Chính vì vậy, việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải được ưu tiên thực hiện ngay từđầu bằng những chính sách như sau:

Đối với cấp quản lý tại các cơ sở CNNT, Trung tâm khuyến công tỉnh Đồng

Tháp nên thường xuyên tổ chức những chương trình hội thảo để giới thiệu các mô hình quản lý mới, cập nhật xu hướng công nghệ tiên tiến cho các cơ sở CNNT theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn bồi dưỡng cho chủ các cơ sở CNNT bằng cách cho họ đi thăm quan, hội thảo, học hỏi kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm sản xuất sạch hơn.

Có thể kết hợp tổ chức nhiều khóa đào tạo như: Đào tạo quản trị nhân sự, ứng dụng phần mềm quản lý và đánh giá nhân sự một cách công bằng và chính xác;

Tăng cường năng lực kỹ năng tiếp thị, truyền thông, quảng bá hình ảnh sản phẩm phẩm doanh nghiệp thông qua hội chợ, triển lãm, lập kế hoạch tiếp thị bằng các

khoá đào tạo nghiệp vụ về kế hoạch, kỹ năng tiếp thị, quản trị Marketing tổng hợp cho các cơ sở CNNT; Nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng cho các cơ sở CNNT thông qua các khoá đào tạo về quản lý kỹ thuật - công nghệ….

Yêu cầu mỗi năm tỉnh phải có từ 2 – 3 đề án nghiên cứu khoa học ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất nông nghiệp cho các cơ sở CNNT cụ thể như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tỉnh cần liên kết với các viện, trường đại học

để tham khảo ý kiến các chuyên gia đầu ngành, hướng dẫn cho cán bộ làm công tác khuyến công của tỉnh thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học. Để từđó, trình bày kết quả nghiên cứu này cho các cơ sở CNNT thấy được tầm quan trọng, tính hiệu quả và cách thức ứng dụng, thay đổi khoa học công nghệ tại cơ sở của mình. Đây cũng là một trong những cách làm thực tế, có bằng chứng khoa học cụ thể, rõ ràng thì sẽ dễ dàng tuyên truyền, khuyến khích, kêu gọi cơ sởCNNT đổi mới thay vì chỉ

yêu cầu bằng chỉđạo của nhà nước.

Định kỳ tổ chức các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, các cơ quan, ban ngành, với chủ các cơ sở CNNT để tiếp thu và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó

khăn. Chọn các cơ sở CNNT có đủ năng lực để xây dựng, triển khai các dự án khuyến công.

Đối với người lao động đang làm việc tại cơ sở CNNT cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng nghề, năng lực quản lý bằng nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ, tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo tại trường lớp, đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại các trung tâm uy tín... Từng cơ sở CNNT cần xác định số lượng, ngành nghề, trình

độ cần đạt, phối hợp với tổ chức dịch vụ khuyến công có biện pháp mở lớp bồi

dưỡng ngắn hạn tại cơ sở, đểnhanh chóng đáp ứng nguồn nhân lực cho CNNT.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)