Tiếp cận CSKC của các cơ sở CNNT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

Tất cả các cơ sở CNNT tham gia khảo sát đều có biết CSKC của tỉnh Đồng Tháp. Kênh tiếp nhận thông tin về chính sách chủ yếu là Hội nghị, báo đài cho cả

nhóm tham gia và nhóm so sánh. Tuy nhiên, nhóm tham gia nhận được thông tin về

CSKC ở kênh “Cán bộ nhà nước” nhiều hơn so với nhóm so sánh. Ngược lại, kênh truyền miệng giúp thông tin về chính sách đến nhóm so sánh tốt hơn so với nhóm tham gia (Hình 4.2).

Hình 4.2: Kênh tiếp cận CSKC

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát (2019)

Nhìn chung, thời gian để thông tin về CSKC đến được các cơ sở CNNT là

bình thường, chỉ có 26,0% cơ sở CNNT thuộc nhóm tham gia và 20,0% cơ sở

CNNT thuộc nhóm so sánh cho rằng đến chậm. Đa số các cơ sở CNNT đều cho rằng thời gian để biết về thông tin chính sách ở mức bình thường hoặc nhanh, tỷ lệ

sốlượng cơ sở CNNT chậm tiếp nhận thông tin về CSKC là ít (Hình 4.3).

Hình 4.3: Thời gian tiếp cận chính sách của các cơ sở CNNT

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát (2019)

Kết quả khảo sát cho thấy, các cơ sở CNNT mất “rất ít” hoặc “ít” chi phí để

tiếp cận được CSKC, không có có cơ sở CNNT nào phải mất chi phí ở mức “nhiều”

hoặc “rất nhiều” (Hình 4.4).

Hình 4.4: Chi phí tiếp cận chính sách của các cơ sở CNNT

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát (2019)

Đánh giá của các cơ sở CNNT về mức độ khó khăn đối với đối tượng và thủ

tục được nhận hỗ trợ từ CSKC của tỉnh Đồng Tháp: Có 31,0% cơ sở CNNT cho rằng gặp khó khăn đối với đối tượng hỗ trợ và 36,0% gặp khó khăn đối với thủ tục hỗ trợ. Số lượng cơ sở CNNT cho rằng không có khó khăn về đối tượng hỗ trợ và

thủ tục hỗ trợ lần lượt là 69,0% và 64,0% (Hình 4.5).

Hình 4.5: Đánh giá của cơ sở CNNT vềđối tượng và thủ tục được nhận hỗ trợ

từ CSKC

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát (2019)

Nhìn chung, mức độ hài lòng của các cơ sở CNNT khi tham gia CSKC ở mức thấp, điểm số hài lòng trung bình theo thang đo 5 điểm chỉ đạt 2,4 điểm. Sốlượng cơ sở CNNT không hài lòng khi tham gia CSKC là 29, tỷ lệ không hài lòng với CSKC của tỉnh Đồng Tháp là 58,0% (Bảng 4.6).

Bảng 4.6: Mức độ hài lòng của nhóm tham gia chính sách

Mức độ hài lòng Thang điểm Số quan sát Tỷ lệ (%)

Rất không hài lòng 1 14 28,0

Không hài lòng 2 15 30,0

Trung tính 3 11 22,0

Hài lòng 4 7 14,0

Rất hài lòng 5 3 6,0

Điểm số hài lòng trung bình = 2,4 điểm; Tỷ lệ hài lòng (≥3 điểm) = 42,0% Tỷ lệ không hài lòng (từ 2 điểm trở xuống) = 58,0%

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát (2019)

Lý do các cơ sở CNNT không hài lòng về CSKC: 65,5% cho rằng là do số tiền hỗ trợ ít, chỉ có 34,5% cho rằng là do thủ tục phức tạp (Hình 4.6).

Hình 4.6: Lý do không hài lòng về CSKC

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát (2019)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)