Khuyến khích đổi mới công nghệ đối với các cơ sở CNNT có nguồn lực tà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 56 - 58)

nhân từphía nhà nước (NSNN có hạn nên mức hỗ trợ thấp; Văn bản quy phạm pháp luật về đổi mới công nghệ chưa đồng bộ; Năng lực hoạch định, tổ chức thực thi CSKC của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế).

5.2. Khuyến nghị chính sách

5.2.1. Khuyến khích đổi mới công nghệ đối với các cơ sở CNNT có nguồn lực tài chính lực tài chính

Kết quả nghiên cứu cho thấy những cơ sở CNNT có doanh thu và lợi nhuận

hàng năm đạt hiệu quả cao thì có mối liên hệ chặt chẽ với việc đổi mới công nghệ. Trong thực tế, những cơ sở CNNT muốn đạt mức doanh thu, lợi nhuận cao thì đòi

lớn cung ứng cho thị trường. Muốn được như vậy thì ít nhiều những cơ sở CNNT

này cũng nhờ đến hệ thống MMTB và dây chuyền sản xuất hiện đại. Chính vì tầm quan trọng của hệ thống MMTB nên buộc các cơ sở CNNT phải tích cực đầu tư,

nâng cấp và đổi mới các dây chuyền sản xuất.

Không những vậy, hiện nay tỉnh Đồng Tháp đang tích cực thực hiện CSKC

đối với tất cả các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt hướng đến các DNNVV có tình hình kinh doanh ổn định qua nhiều năm. Những doanh nghiệp này sẽđối tượng chủ yếu để thực hiện CSKC, giúp cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh trong các

lĩnh vực nông nghiệp, thủ công, công nghiệp nhẹ,… thúc đẩy phát triển kinh tế của

địa phương.

Kêu gọi các cơ sở CNNT đổi mới công nghệ thông qua việc tuyên truyền, giải thích cho chủcác cơ sở này thấy được những lợi ích như: sản xuất được lượng hàng hóa lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, về lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí nhân công, sản phẩm làm ra đồng đều đáp ứng được nhu cầu thị trường, hàng hóa bán chạy thì sẽ đem lại nguồn doanh thu lớn, lợi nhuận cao,…

Những cơ sở CNNT có nguồn doanh thu lớn, lợi nhuận cao thì càng có tiềm lực lớn để mở rộng quy kinh doanh. Tất yếu phải đầu tư vào trang thiết bị máy móc hiện đại nên tận dụng thời điểm hiện tại để đầu tư vì có được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, tại tỉnh Đồng Tháp có nhiều vấn đề khó khăn làm cho các cơ sở

CNNT e ngại, không dám đầu tư vốn để đổi mới công nghệ, chủ yếu là vấn đề tài chính doanh nghiệp và trình độ quản lý kỹ thuật. Xuất phát từ tình hình thực tế của

địa phương thì cần thực hiện những chính sách như sau:

Giai đoạn đầu, địa phương cần chọn lọc những cơ sở CNNT có quy mô tương đối lớn và có tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả, đánh giá trên nhiều phương

diện để lựa chọn. Sau đó tiến hành tư vấn các mô hình công nghệ, MMTB phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực mà các cơ sở CNNT đang kinh doanh. Trích một phần nguồn vốn ngân sách đểđầu tư tạo cú huých ban đầu cho các cơ sở CNNT.

khả năng cạnh tranh trên thị trường thì địa phương sẽ ngưng hỗ trợ nguồn vốn đầu

tư để cho các cơ sở CNNT này tự vận hành và tiếp tục bỏ nguồn vốn ra để đầu tư

vào hệ thống MMTB tiếp theo.

Giai đoạn sau cùng, đến lúc các cơ sở CNNT này đã lớn mạnh, đã nâng cấp và

đổi mới hoàn toàn hệ thống MMTB cũng như công nghệ tiên tiến theo kịp với sự

tiến bộ của khoa học, kỹ thuật thì địa phương sẽ thu dần nguồn ngân sách để làm nguồn quỹ tiếp tục hỗ trợ cho các cơ sở CNNT khác trên địa bàn.

Đặc biệt, địa phương cần chú trọng tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT kinh

doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến

để nâng cao giá trị nông sản. Không còn tình trạng xuất thô các sản phẩm nông nghiệp mà chuyển sang sản xuất các chế phẩm đa dạng, phong phú hơn đem lại giá trị kinh tếcao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)