Tác động của CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 52)

4.3.3.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu

Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0,517 cho thấy các biến trong mô hình giải thích

được 51,7% sựthay đổi trong giá trị thiết bị, công nghệ của cơ sở CNNT.

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố đến đổi mới công nghệ

Yếu tố Ký hiệu Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn P > |t| VIF Nhóm D -13,95 52,46 0,791 2,04 Năm đánh giá T -47,30 60,36 0,434 2,71 Nhóm hộx năm đánh giá DxT 192,91 82,84 0,021 3,82

Doanh thu thuần DTT 0,06 0,02 0,007 4,33

Lợi nhuận sau thuế LNST 0,16 0,24 0,517 4,42

Tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn TLN 43,6 8,97 0,000 1,71

Vốn chủ sở hữu VCSH 0,04 0,01 0,000 1,13

Sốnăm hoạt động (năm) SNHD 3,12 3,21 0,333 1,16 Sốlượng lao động (người) SLLD -1,37 1,11 0,220 1,02

Trình độngười quản lý TRINHDO 19,41 42,57 0,649 1,05

Hằng số Cons 535,36 145,17 0,000

R2 = 0,517; F(10,189) = 22,31; Pro > F = 0,000; 𝜒2(58) = 96,49 Pro > 𝜒2 =0,001

Giá trị kiểm định tổng thể của mô hình F (10, 189) = 22,31 tương ứng với mức

ý nghĩa (Prob > F) là 0,000: Mô hình hồi quy sử dụng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Độphóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều nhỏhơn 10, không có hiện

tượng đa cộng tuyến. Kết quả kiểm định White với giá trị 𝜒2(58) = 96,49, tương đương với Pro > 𝜒2 = 0,001 < 0,01 cho thấy có hiện tượng phương sai sai số thay

đổi (Bảng 4.7).

Do vậy, phải tiến hành sử dụng vòng lặp robustness trong phần mềm thống kê Stata nếu có hiện tượng phương sai thay đổi (Trần Thị Tuấn Anh, 2014). Kết quả tại Bảng 4.8 cho thấy có sựthay đổi các giá trị độ lệch chuẩn và P > |t| của từng biến

quan sát nhưng vềcơ bản, so với kết quả hồi quy ở Bảng 4.7 thì sốlượng biến quan

sát có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% không có sựthay đổi.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với vòng lặp robustness Yếu tố Ký hiệu Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn P > |t| VIF Nhóm D -13,95 31,68 0,660 2,04 Năm đánh giá T -47,30 63,98 0,461 2,71 Nhóm hộx năm đánh giá DxT 192,91 89,62 0,033 3,82

Doanh thu thuần DTT 0,06 0,03 0,017 4,33

Lợi nhuận sau thuế LNST 0,16 0,26 0,552 4,42

Tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn TLN 43,63 10,10 0,000 1,71

Vốn chủ sở hữu VCSH 0,04 0,01 0,000 1,13

Sốnăm hoạt động (năm) SNHD 3,12 3,14 0,323 1,16 Sốlượng lao động (người) SLLD -1,37 0,95 0,151 1,02

Trình độngười quản lý TRINHDO 19,41 34,93 0,579 1,05

Hằng số Cons 535,36 142,69 0,000

R2 = 0,541 F (10, 189) = 25,71 Pro > F = 0,000

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu khảo sát (2019)

Như vậy, có thể khẳng định mô hình định lượng nghiên cứu tác động của CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là phù hợp.

4.3.3.2. Tác động của CSKC đến đổi mới công nghệ

Sử dụng phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá tác động của chính khuyến công đến các chỉ tiêu: Giá trị thiết bị, công nghệ. Ngoài ra, đề tài tiếp tục xem xét thêm ảnh hưởng của CSKC đến năng suất lao động thể hiện qua doanh thu thuần bình quân trên 1 lao động và lợi nhuận sau thuế trên 1 lao động. Bởi vì, đổi mới công nghệ chỉ có ý nghĩa khi nó giúp tăng năng suất.

Bảng 4.9 cho thấy, đối với giá trị thiết bị, công nghệ: Thời điểm chưa có chính sách (năm 2014), chênh lệch giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh là -13,96 triệu

đồng, chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Đến thời điểm

có chính sách (năm 2018), chênh lệch giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh là 178,95 triệu đồng, chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.9: Đánh giá tác động của CSKC Chỉ tiêu Khoản mục Thời điểm chưa có chính sách (năm 2014) Thời điểm có chính sách (năm 2018)

Giá trị thiết bị, công nghệ

(triệu đồng) Nhóm so sánh (1) 535,36 488,06 Nhóm tham gia (2) 521,41 667,01 Chênh lệch (2-1) -13,96 ***178,95 Tác động của chính sách bằng DID **192,91

Doanh thu thuần/1 lao

động (triệu đồng/người)

Nhóm so sánh (1) 275,46 291,32

Nhóm tham gia (2) 256,02 292,06

Chênh lệch (2-1) -29,46 0,73

Tác động của chính

sách bằng DID 20,19

Lợi nhuận sau thuế/1 lao

động (triệu đồng/người)

Nhóm so sánh (1) 20,49 20,35

Nhóm tham gia (2) 19,19 21,77

Chênh lệch (2-1) -1,30 1,42

Tác động của chính

sách bằng DID 2,72

Ghi chú: *** , ** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức ý nghĩa 1%, 5%.

Tác động của CSKC đến giá trị thiết bị, công nghệ bằng phương pháp khác

biệt kép (DID) là 178,95 - (-13,96) = 192,91 triệu đồng, có ý nghĩa thống kê ở mức

5%. Điều đó có nghĩa là, tham gia CSKC giúp cho giá trị thiết bị, công nghệ của cơ

sở CNNT tăng thêm 192,91 triệu đồng.

Đối với doanh thu thuần/1 lao động: Thời điểm chưa có chính sách (năm

2014), chênh lệch giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh là -29,46 triệu đồng/1 lao

động, chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Đến thời điểm

có chính sách (năm 2018), chênh lệch giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh là 0,73 triệu đồng/1 lao động, chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa

5%. Tác động của CSKC đối với Doanh thu thuần/1 lao động bằng phương pháp

khác biệt kép (DID) là 0,73 - (-29,46) = 20,19 triệu đồng/1 lao động, không có ý

nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nghĩa là, CSKC không có ý nghĩa thống kê trong việc làm tăng doanh thu thuần/1 lao động.

Đối với lợi nhuận sau thuế/1 lao động: Thời điểm chưa có chính sách (năm

2014), chênh lệch giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh là -1,30 triệu đồng/1 lao

động, không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Đến thời điểm có chính sách

(năm 2018), chênh lệch giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh là 1,42 triệu đồng/1

lao động, chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Tác động của CSKC đối với lợi nhuận sau thuế/1 lao động bằng phương pháp

khác biệt kép (DID) là 1,42 - (-1,30) = 2,72 triệu đồng/1 lao động, không có ý nghĩa

thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Điều đó có nghĩa là, CSKC không có ý nghĩa thống kê trong việc làm tăng lợi nhuận sau thuế/1 lao động.

Như vậy, CSKC giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệthông qua làm tăng giá

trị thiết bị, công nghệ nhưng hiệu quả của việc đổi mới công nghệ là chưa rõ ràng do không có ý nghĩa trong việc làm tăng năng suất lao động.

4.3.3.3. Thảo luận kết quả hồi quy

Dựa vào Bảng 4.8 (Kết quả hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố đến đổi mới công nghệ với vòng lặp robustness), ở mức ý nghĩa thống kê 5%:

192,91 thể hiện tác động của CSKC đến giá trị thiết bị, công nghệ của cơ sở CNNT bằng phương pháp khác biệt kép (DID). Việc tham gia CSKC có ảnh hưởng tích cực đến giá trị thiết bị, công nghệ. Trong điều kiện các yếu tốkhác không đổi, nếu doanh nghiệp tham gia CSKC thì sẽlàm tăng giá trị thiết bị, công nghệ thêm 192,91 triệu đồng.

Doanh thu thuần (biến DTT) có có hệ số hồi quy là (+) 0,06, có nghĩa là khi

doanh thu thuần tăng thêm 100 triệu đồng thì giá trị thiết bị, công nghệtăng thêm 6

triệu đồng. Như vậy, doanh thu thuần có ảnh hưởng cùng chiều đến đổi mới công nghệ. Tương tự, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu và giá trị vốn chủ sở hữu cũng có ảnh

hưởng cùng chiều đến giá trị thiết bị, công nghệ với hệ số hồi quy lần lượt là +43,63 và +0,04.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)