Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy, hầu hết các ngiên cứu trong thời gian qua đều tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng và khẳng định thể chế và quản lý nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong khắc phục các thất bại của thị trường, trong chuyển giao khoa học và công nghệ, trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực và thực hiện liên kết 4 nhà. Một số bài báo viết cũng khẳng định vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao khi thông qua các qui hoạch, kế hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và triển khai các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp cao tại địa phương.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý nhà nước, đặc biệt quản lý của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp CNC còn chưa nhiều và chưa được hệ thống, chưa làm rõ tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền cấp tỉnh cũng như chưa làm rõ được mức độ tiếp cận của người dân và các bên liên quan tới các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như các vấn đề liên quan đến sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền cấp tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ.

Bên cạnh đó, mỗi tỉnh/thành phố có một đặc điểm riêng và mục tiêu phát triển riêng, đòi hỏi có các giải pháp phát triển nông nghiệp CNC riêng của mình. Với mục tiêu phát triển Hà Nội thành thành phố thông minh, dẫn đầu về kinh tế tri thức vào năm 2030, Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất bị thu hẹp, nhu cầu sản phẩm nông nghiệp CNC ngày càng nhiều và đa dạng. Điều này đã và đang đặt ra các yêu cầu cấp bách về phát triển nông nghiệp CNC. Trong khi đó, quy hoạch phát triển nông nghiệp của Hà Nội đã được phê duyệt từ lâu, đến nay nhiều điểm không còn phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp CNC nhưng chưa được rà soát, điều chỉnh; các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp CNC được ban hành nhỏ lẻ, không đồng bộ, thiếu toàn diện gây khó khăn trong quá trình thực hiện; nhiều vấn đề trong công tác tổ chức thực thi chính sách của các cơ quan chuyên môn của UBND, và các cấp chính quyền về vấn đề còn rất mới, chưa có tiền lệ.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền cấp tỉnh là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Luận án sẽ tập trung làm rõ các khoảng trống nghiên cứu về nội dung, cách thức và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền thành phố Hà Nội như một nghiên cứu điển hình để đưa ra các bài học cho các địa phương khác trong cả nước.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w