Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

của thành phố Hồ Chí Minh

Tại thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện các chương trình hành động như là địa phương dẫn đầu trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo ở vùng Đông Nam Bộ và kết nối với Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh đã bước đầu định vị được các hoạt động trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp CNC, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện rất nhiều các hoạt động, bao gồm:

(1) Xây dựng và vận hành Khu nông nghiệp công nghệ cao

Từ tháng 4 năm 2010, Khu Nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi. Đây là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước đi vào hoạt động. Khu nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 88,17 ha, trong đó có 56,53 ha dành để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư. Đến nay đã có 14 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại khu nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố. Tính đến năm 2019 có 13 doanh nghiệp đầu tư vào khu NNCNC, trong đó 10 doanh nghiệp đang có hoạt động SXKD sử dung 450 lao động (Tô Thị Thùy Trang, 2020).

Ngoài diện tích dành để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, Khu nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh có 4 đơn vị trực thuộc bao gồm: (1) Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; (2) Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao; (3) Trung tâm khai thác hạ tầng; (4) Trung tâm dạy nghề nông nghiệp công nghệ cao. Các đơn vị này đã thực hiện có hiệu quả các chức năng cơ bản là hỗ trợ, tác động và dẫn dắt, quảng bá cách làm nông nghiệp công nghệ cao thông qua các hoạt động trình diễn và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, tập huấn, đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, xây dựng mô hình trình diễn, khảo nghiệm giống và cung cấp giống chất lượng tốt có chọn lọc cho nông dân, thị trường. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu nông nghiệp CNC thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp ươm tạo kết nối với các siêu thị lớn như BigC, Coopmart để giới thiệu và phân phối nguồn sản phẩm; tư vấn hoàn thiện hồ sơ thành lập Doanh nghiệp KHCN cho các doanh nghiệp, hỗ trợ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho các doanh nghiệp ươm tạo (Tô Thị Thùy Trang, 2020).

Khu nông nghiệp công nghệ cao đang triển khai các dự án xây dựng mới, mở rộng nông nghiệp công nghệ cao (mở rộng 200 ha, tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao hiện hữu; Khu Nông nghiệp công nghệ cao ngành thủy sản tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ với qui mô 90 ha; khu Nông nghiệp công nghệ cao ngành trồng trọt và sau thu hoạch tại xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi với qui mô 23,3 ha; khu Nông nghiệp công nghệ cao ngành Chăn nuôi tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, qui mô từ

150 – 180 ha).

(2) Thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai

Theo Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, doanh nghiệp đầu tư vào khu nông nghiệp được hưởng những chính sách ưu đãi của Thành phố quy định đối với Khu nông nghiệp CNC cũng như các quy định chung của Nhà nước về ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Doanh nghiệp, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp CNC được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đến 11 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi, ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì được miễn tiền thuê đất đối với phần diện tích cho: Đất xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh, đất phục vụ phúc lợi công cộng. Thành phố Hồ Chí Minh tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các Khu nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp đầu tư vào khu chỉ trả tiền thuê đất nông nghiệp theo quy định (không tính chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng). Thời hạn thuê đất được cơ quan có thẩm quyền xác định tùy theo từng dự án cụ thể, tối đa là 50 năm. Hiện tại, tiền thuê đất được áp dụng là 1.140 đồng/m2/năm.

(3) Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư

Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách Thành phố hỗ trợ như sau:

Được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước. Mỗi người lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần trong thời gian đào tạo không quá 6 tháng.

Thành phố hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo của doanh nghiệp, chi phí quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước; được giảm 50% chi phí tiếp cận thông tin thị trường và chi phí dịch vụ từ các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước. Được hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm, tương ứng với mức 1.500 đồng/tấn/km.

Hỗ trợ không quá 60% chi phí với tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị trong hàng rào của dự án.

Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý chất thải để đảm bảo môi trường cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản có quy mô lớn, đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có ảnh hưởng, tác động lớn đến kinh tế, xã hội địa phương. Ngoài ra còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng các hạng mục trên nếu dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào dự án.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ phải đóng 50% chi phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng theo quy định, được đóng hàng năm và ổn định trong 5 năm. Riêng đối với doanh nghiệp thực hiện dự án nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ (không thực hiện hoạt động sản xuất) hoặc đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ cho yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì được miễn tiền duy tu bảo dưỡng hạ tầng. Phí duy tu, bảo dưỡng hạ tầng (nhà đầu tư chỉ nộp 50%) tương ứng với số tiền là 7.752.000 đồng/ha/năm. Doanh nghiệp được hỗ trợ thủ tục thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư, thủ tục thuê đất, quy hoạch xây dựng. Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, sẽ được hỗ trợ các thủ tục về thuế, cung ứng nguồn nhân lực, thủ tục xuất nhập khẩu máy móc công nghệ.

(4) Tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn của các doanh nghiệp

Ngoài các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hiện Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) có 4 Quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố đang còn hiệu lực thi hành liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động. Ngày 12/2/2018 Ủy ban Nhân dân TP HCM đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-UBND quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của HĐND Thành phố về ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020.

Điểm chung của các chính sách này là thành phố sẵn sàng đầu tư và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nông nghiệp cũng như khuyến khích hình thành các hợp tác xã nông nghiệp, nhất là mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn vay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đề xuất Ngân hàng Nhà nước triển khai một số mô hình cho vay tại thành phố Hồ Chí Minh theo cơ chế đặc thù để thực hiện các dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể đầu năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những bất cập trong vấn đề thế chấp với các ngân hàng của các cơ sở sản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w