Kinh nghiệm của Israel

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 64 - 66)

Là nước có nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển hàng đầu thế giới, Israel đã có các kinh nghiệm quý báu trong quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC trong đó đặc biệt là các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể như sau:

Thứ nhất, yếu tố được xem là quyết định của thành công của phát triển nông

nghiệp CNC đó là đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các công nghệ nông nghiệp mới. Hiện nay, Israel có tới khoảng 300 doanh nghiệp xuyên quốc gia tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ và 10 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn, tiêu biểu là Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp (ARO - Agricultural Research Organization), Cơ quan Nghiên cứu về nông nghiệp (hay còn gọi là Trung tâm Volcani) hai đơn vị này đều trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Mục tiêu chính của các viện, trung tâm và trạm nghiên cứu của ARO tập trung vào các

nhiệm vụ chính sau: (1) Đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu và phát triển nông nghiệp trong điều kiện khô cằn; (2) tại các vùng biên giới; (3) các công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới bằng nước khử mặn; (4) Trồng trọt, gieo trồng trong điều kiện bảo vệ môi trường; (5) Nuôi cá nước sạch trong điều kiện thiếu nước; (6) sử dụng phương pháp kiểm soát côn trùng và bảo quản sau thu hoạch để giảm thiểu hao hụt nông sản;(7) gieo trồng, chăn nuôi thích ứng tốt với các điều kiện địa lý khác nhau.

Chính phủ Israel luôn chú trọng đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), nghiên cứu các công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo của Deloitte, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2017 đã có 80 triệu đô la Mỹ được đầu tư cho phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính theo con số tuyệt đối thì mức đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu các công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng hơn 3% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp quốc gia. Đa số các nghiên cứu đó đều do những công ty sản xuất sản phẩm đầu vào, như: Hệ thống tưới tiêu, phân bón, nhà kính… triển khai. Chính sự phối hợp này đã đảm bảo kết hợp được giữa kinh doanh và nghiên cứu, đảm bảo cho các nhà khoa học có thêm thù lao để phát huy tối đa năng lực chuyên môn của mình. Với việc Chính phủ Israel chú trọng tới đầu tư phát triển các công nghệ mới ứng dụng trong nông nghiệp đã thay đổi hoàn toàn bức tranh nông nghiệp của đất nước này và tạo ra sức hút lớn đối với các nhà đầu tư khu vực và quốc tế.

Thứ hai, Nhà nước tập trung thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp hỗ

trợ như: Giao thông, cơ khí thậm chí cả công nghiệp quốc phòng để tạo nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển cho nông nghiệp CNC. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng luôn thực hiện các chính sách để tăng cường phối hợp giữa 5 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà tư vấn - Nhà nông. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ hiện đại cùng với sự phối hợp từ Nhà nước đến Nhà nông là điều kiện tốt để các doanh nghiệp tin tưởng và yên tâm đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Thứ ba, quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tại

Israel, Chính phủ đã xây dựng chính sách cử những nhân lực trẻ, trí tuệ nhất đi học và nghiên cứu trong quân ngũ, đây là nơi có điều kiện tốt nhất để nghiên cứu về khoa học công nghệ. Và sau khi xuất ngũ, Nhà nước cho phép các cựu quân nhân này được phép áp dụng kiến thức, bí quyết công nghệ và đặc biệt là tinh thần làm việc nhóm để khởi nghiệp trong các lĩnh vực dân sự, trong đó có cả nông nghiệp CNC. Khi có lực lượng lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp FDI sẽ không ngần ngại rót vốn đầu tư vào nông nghiệp CNC.

Thứ tư, Chính phủ luôn đặt niềm tin và coi trọng lĩnh vực nông nghiệp, và xác định rằng nông nghiệp có thể mang lại cơ hội tăng trưởng bền vững cho đất nước. Tại Israel, người ta luôn nhen nhóm tinh thần coi trọng sự đóng góp của nông nghiệp trong toàn xã hội bằng cách tuyên truyền, không ngừng nhân rộng những câu chuyện thành công tại địa phương. Chính việc tuyên truyền, nhân rộng kết quả thành công của các dự án nông nghiệp CNC đã khích lệ cảm hứng của các sinh viên, doanh nghiệp FDI, những nhà khởi nghiệp trẻ - những người sẵn sàng đầu tư và thành công với nông nghiệp CNC.

2.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC của mộtsố nước Châu Á khác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w