Mục tiêu, quan niệm và yêu cầu của quản lý nhà nước về phát triển nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 41 - 48)

nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Quản lý nhà nước là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, quản lý nhà nước ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. Theo Uông Chu Lưu (2016) quản lý nhà nước bản chất là sự quản lý có tính chất của nhà nước và do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy của mình trên cơ sở quyền lực của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ, UBND các cấp. Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý. Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng, là hoạt động của tổ chức quyền lực công. Hoạt động này chủ yếu sử dụng công cụ pháp luật để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Khác với quản lý ở khu vực tư nhân vì mục tiêu lợi nhuận cho cá nhân chủ sở hữu, quản lý nhà nước là hoạt động vì mục tiêu của đại đa số người dân trong một nhà nước. Tính chất của quản lý nhà nước là đa mục tiêu, phản ánh sự đa dạng của các loại lợi ích xã hội mà nhà nước với tư cách là đại diện cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội phải thực hiện. Đại diện cho quyền lực của nhà nước để quản lý các hoạt động là cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước theo các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được phân công.

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật và để thực thi pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Tính chất chấp hành các qui trình, thủ tục, tuân thủ qui định pháp luật trong quản lý nhà nước một mặt đảm bảo cơ sở vững chắc cho hành

động của các công chức, viên chức, tránh các quyết định tùy tiện, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước. Với thiết chế tổ chức bộ máy quản lý và các qui định về tiêu chuẩn vận hành, hoạt động quản lý nhà nước là cơ chế quản lý đặc biệt, với nhiều tầng, bậc và được nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân thực hiện theo sự phân cấp, phân quyền nhất định. Quá trình này tạo ra cơ chế vận hành và kiểm soát quyền lực lẫn nhau, một mặt cân bằng quyền lực, đảm bảo tính khách quan trong quản lý; mặt khác đảm bảo sự tuân thủ, chấp hành theo mô thức có sẵn, thậm chí cứng nhắc. Bên cạnh đó, việc đưa ra các chính sách vì mục tiêu chung đòi hỏi sự tham gia của các cấp, ngành và các bên liên quan với nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Việc thực thi chính sách, ra quyết định cũng cần tuân theo qui trình, thủ tục và có sự kiểm soát của nhiều bên. Tính chất quản lý nhà nước như vậy đã tạo ra sự phản ứng chậm và kém linh hoạt hơn so với quản lý

ở khu vực tư, các quyết định, chính sách đưa ra thường có độ trễ nhất định.

Theo GS. Đỗ Hoàng Toàn và cộng sự (2005). Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của nhà nước. Đây là tác động thường quyên, có chủ đích của cơ quan nhà nước đối với một số đối tượng nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc và địa phương (Nguyễn Thị Thu Nguyên 2019)

Theo đó, quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC là sự quản lý vĩ mô mang tính chất thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua các hoạt động của mình để tạo điều kiện tiền đề, môi trường cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển thông qua hệ thống qui hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp CNC, đồng thời tổ chức thực hiện các qui hoạch, chương trình và chính sách phát triển đó theo mục tiêu đã định hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành nông nghiệp; điều tiết nhằm khắc phục các thất bại của thị trường trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp CNC và lành mạnh hoá mọi quan hệ kinh tế và xã hội có liên quan...Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao có vai trò to lớn trong việc đảm bảo môi trường thuận lợi và an ninh cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo một số lĩnh vực hoạt động trong nông nghiệp nông thôn bằng thực lực kinh tế Nhà nước.

Chức năng chủ yếu quản lý Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao là làm rõ các định hướng phát triển, điều chỉnh các mối quan hệ, hỗ trợ giúp đỡ và khắc phục các thất bại của thị trường trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển nông nghiệp CNC nói riêng. Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC có các tính chất sau:

qua nhiều tầng bậc thông qua sự phân công, phân cấp quản lý cho các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương vì lợi ích chung và quá trình thực hiện mang tính liên ngành, nhiều cơ quan chịu trách nhiệm và có tính giao thoa, khó phân định.

- Cũng như các hoạt động quản lý nhà nước khác, quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC là hoạt động thông qua người đại diện là các cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, được tuyển dụng và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, quản lý theo mục tiêu của nhà nước. Đây là các cá nhân được nhà nước thuê làm công việc vì mục tiêu chung trên cơ sở nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn nhất định.

-Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC là hoạt động đa mục tiêu. Một mặt vừa đảm bảo mục tiêu chung là phát triển nông nghiệp CNC vừa phải bảo đảm giải quyết hài hòa các lợi ích của các bên tham gia cũng như lợi ích phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách bền vững, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội. Các mục tiêu này khó tách bạch, dễ bị xung đột trong quá trình thực hiện.

Chính quyền địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là chính quyền địa phương cấp tỉnh) ở nước ta là một bộ phận của bộ máy quản lý nhà nước. Đây là các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015), chính quyền địa phương cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương bao gồm hội đồng nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh/thành phố. HĐND và UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; luật và nghị quyết của Quốc hội; các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương nhằm thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước một cách thống nhất trong phạm vi cả nước. Bên cạnh việc chịu trách nhiệm chấp hành, thực thi pháp luật tại địa phương, chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành các quy định, cơ chế, chính sách để triển khai các chủ trương chính sách của Nhà nước trên địa bàn. Khác với quản lý nhà nước của các bộ, ngành là chỉ quản lý theo chuyên ngành, lĩnh vực nhất định, chính quyền địa phương cấp tỉnh phải thực hiện việc quản lý toàn diện các mặt phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân trên địa bàn.

Vai trò của bộ máy chính quyền cấp tỉnh được thể hiện qua chính của hai chủ thể, đó là vai trò của HĐND và UBND cấp tỉnh. HĐND cấp tỉnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân ở

địa phương. HĐND cấp tỉnh là cầu nối giữa chính quyền Trung ương với chính quyền địa phương, bảo đảm sự tập trung, thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước trên phạm vi cả nước và phát huy được nội lực từng địa phương. HĐND là nơi thể chế hóa, cụ thể hóa các định hướng, tổ chức thực hiện các chính sách, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên; ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương trên cơ sở Trung ương giao, hoặc đặc thù (không trái luật) nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. UBND cấp tỉnh do HĐND cấp tỉnh bầu ra theo nhiệm kỳ của HĐND. Theo quy định của Điều 114, Hiến pháp năm 2013, UBND cấp tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND cấp tỉnh, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên quản lý các hoạt động trên địa bàn tỉnh. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Do đó, UBND cấp tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn vừa do HĐND cấp tỉnh giao, vừa do Chính phủ giao; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đối với chính quyền cấp huyện, cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn.

Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp CNC nói riêng được hiểu là sự tác động có mục đích của HĐND và UBND cấp tỉnh lên đối tượng quản lý là các lĩnh vực, các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động phát triển nông nghiệp CNC nói riêng nhằm đạt đến mục tiêu kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khác với quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC do Chính phủ (cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì thực hiện trên phạm vi cả nước thông qua các điều chỉnh bằng pháp luật, chính sách, các công cụ, các lực lượng vật chất, tài chính của Nhà nước, Chính quyền cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC bằng việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp CNC, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện của địa phương, tổ chức thực hiện và phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn của địa phương; quyết định những vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiểm tra, giám sát việc tổ chức và hoạt động phát triển nông nghiệp CNC của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn; chịu trách nhiệm với cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên địa bàn đối với việc phát triển nông nghiệp CNC; phối

hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương để thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng và bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm huy động các nguồn lực xã hội để phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp CNC nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển KTXH nói chung và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa nói riêng trên địa bàn tỉnh. Mục đích này chịu sự chi phối của các qui luật thị trường và bản chất, nguyên tắc của CNXH. Do đó, mục đích của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC là kiểm soát, phát huy sức mạnh của thị trường, khắc phục các thất bại của thị trường trong quá trình phát triển đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo đó, chính quyền cấp tỉnh phải có vai trò định hướng, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường bình đẳng, minh bạch và lành mạnh bằng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của địa phương để phát triển nông nghiệp CNC. Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp CNC phải đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực đáp ứng các yêu cầu của phát triển bền vững một cách hiệu lực và hiệu quả. Yêu cầu cụ thể của quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp CNC bao gồm:

- Tính hiệu lực. Hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh chính là sức mạnh thể hiện quyền lực của bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh trong việc sử dụng các công cụ quản lý nhằm điều chỉnh các hoạt động để phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn. Hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh được thể hiện cụ thể trong việc ban hành các qui hoạch, chương trình, chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nông nghiệp CNC, kích thích đầu tư và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp CNC, kiểm soát độc quyền, tạo lập công bằng giữa các chủ thể và các bên liên quan tham gia và hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp CNC, hạn chế các thất bại của thị trường trên địa bàn của địa phương về các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp CNC. Hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh không chỉ thể hiện là có chính sách không, có qui hoạch và chương trình không mà còn thể hiện ở việc lựa chọn thời điểm và cách thức đưa ra các chính sách khuyến khích phù hợp đề phát triển nông nghiệp CNC một cách tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn như ban hành qui hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp CNC, ban hành các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư vào nông nghiệp CNC, đưa ra các danh mục sản phẩm nông nghiệp CNC phát huy được thế mạnh của địa phương... và đặc biệt là đưa các chính sách này vào thực tiễn đời sống. Để đảm bảo

hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp CNC cần chú trọng đến ba thành tố trong chu trình quản lý, bao gồm: (i) con người với tư cách là chủ thể thực hiện các công cụ quản lý, đặc biệt là năng lực của đội ngũ tham mưu xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, giám sát và kiểm tra việc thực hiện chính sách; (ii) nội dung của chính sách, qui hoạch gắn với thực tiễn; (iii) Cơ chế, công cụ và các điều kiện về nguồn lực đảm bảo cho hoạt động thực thi, giám sát và xử lý việc thực hiện các chính sách.

- Tính hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh không chỉ cần tính hiệu lực mà còn phải chú trọng tính hiệu quả. Hiệu quả của quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp CNC được thể hiện ở kết quả quản lý điều hành của bộ máy quản lý của HĐND và UBND cấp tỉnh trong sự tương quan giữa chi phí bỏ ra, các nguồn lực đầu vào, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị. Hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về phát triển nông nghiệp CNC được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí. Theo các yếu tố đầu vào, cần làm rõ có bao nhiêu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w