Các giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, chính sách phát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 151 - 153)

phát triển nông nghiệp công nghệ cao

- Việc triển khai, đôn đốc thực hiện quy hoạch phải được thực hiện thường xuyên; quan tâm đến vấn đề tổ chức, phối hợp, chỉ đạo hoạt động để đảm bảo các kế hoạch đi vào thực tế

-Tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp mà Trung ương đã ban hành tại các Nghị định như: Số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông…, các Nghị quyết của HĐND Thành phố.

- Tập trung nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao với các cơ chế chính sách đang áp dụng có hiệu qủa để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và hàm lượng công nghệ cao.

hiện chính sách, phát hiện, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ cơ chế, chính sách không còn phù hợp. Quan tâm đến các chính sách như: Tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn vay, bố trí nguồn ngân sách trong việc hỗ trợ sau đầu tư; các chính sách liên quan đến tiếp cận đất đai, cải cách thủ tục hành chính, thể chế, pháp lý, chính sách, cho các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp CNC...

nhằm đạt mục tiêu tổng thể là phát triển nông nghiệp Thủ đô bền vững, có giá trị gia tăng cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định trật tự xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp CNC. Khuyến khích phát triển các mối liên kết 4 nhà giữa nhà nước, hộ nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

- Tăng cường quản lý, củng cố và hỗ trợ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp theo hướng công nghệ cao vào sản xuất để hướng dẫn, giúp đỡ nông dân trong sản xuất nông nghiệp; triển khai hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ của nhà nước (hiện nay một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao có đối tượng thụ hưởng là HTX). Tổ chức hiệp hội, ngành hàng nông nghiệp nhằm tạo chuỗi liên kết giúp tăng cường quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp tại nông thôn, nhất là các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

-HĐND Thành phố tăng cường giám sát việc triển khai các quy định, kế hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo nhiệm vụ Trung ương giao và các Nghị quyết của HĐND Thành phố đã ban hành về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố. UBND Thành phố xây dựng quy chế, tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành Thành phố, UBND các huyện, thị xã trong việc thực thi chính sách, trong đó đặc biệt là sự phối hợp giữa sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Khoa học công nghệ, sở Công thương và các đơn vị khác.

-Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chính sách của Trung ương và Thành phố; các nội dung, vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đề người dân biết, tham gia thực hiện. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của khoa học, công nghệ, yêu cầu của an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái đối với hoạt động của sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh nghiên cứu tại thành phố hà nội (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w