Nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quản lý sử dụng đất đai hiện nay, cần có quy định cụ thể về tích tụ tập trung ruộng đất, có chính
sách thông thoáng hơn cho người dân được giao đất, cho thuê đất tạo điều kiện phát triển hàng hóa chuyên canh quy mô lớn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Đề xuất Trung ương, Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phân lũ thuộc lưu vực các sông chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với thực tiễn hiện nay để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao đối với khu vực ngoài đê, là khu vực có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hà Nội.
Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ban hành các quy định về các định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu để Thành phố áp dụng trong quá trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (như: Nhà màng, nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tiết kiệm tự động, bán tự động, hệ thống chuồng kín điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường đối với lĩnh vực thủy sản...
Ban hành quy định về phát triển kinh tế trang trại, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Quan tâm, có chính sách điều tiết nguồn thu cho Thành phố (từ 35% lên 42%) để thực hiện các chương trình mục tiêu trên địa bàn; thực hiện chương trình công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các bộ, ngành quan tâm phối hợp chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thúc đẩy, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của Thủ đô; tăng cường đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố đã được Trung ương quy hoạch và phê duyệt.
KẾT LUẬN
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang trở thành xu hướng tất yếu. Nông nghiệp công nghệ cao đóng góp vai trò rất quan trọng cho phát triển nông nghiệp bền vững trong dài hạn. Thực tế cho thấy, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì vai trò quản lý nhà nước là rất quan trọng, nhà nước định hướng, quy hoạch, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua quá trình nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh, nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, luận án đã đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Luận án đã nghiên cứu, tổng quan được các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, về vai trò của nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các chương trình, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước. Qua đó đã làm rõ vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội; hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ nội hàm, khung lý thuyết về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội (xây dựng chương trình, quy hoạch; ban hành các chính sách; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát). Luận án cũng đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hà Nội trong những năm qua; chỉ ra những thành công, tìm ra các tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cản trở, gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo, đặc biệt chú trọng đến giải pháp quản lý nhà nước về quy hoạch, về xây dựng cơ chế chính sách, thu hút, đầu tư cho khoa học công nghệ; đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; các giải pháp về thực thi chính sách, khắc phục thất bại của thị trường và một số giải pháp khác.
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Minh Tuân (2018), “Liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ”. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2018.
2. Nguyễn Minh Tuân (2019), “Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thành phố Hà Nội”, Thực trạng và giải pháp Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2019.
3. Nguyễn Minh Tuân (2020), “Nông nghiệp Hà Nội sau hơn 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 271(II), tháng 01/2020.
4. Nguyễn Minh Tuân (2020), “Nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp.” Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 14, tháng 5/2020.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andersson, L., Bengtsson, J., Dahlén, L., Ekelund Axelsson, L., Eriksson, C., Fedrowitz, K., Fischer, K., Friberg, H., Hallin, S., Hunter, E., Jansson, T., Johnsson, P., Mobjörk, M., Oskarsson, D., Patel, M., Rydhmer, L., Räty, R., Röös, E., Slätmo, E., Stenström, M., Sundberg, C., Svensson, C., Westholm, E., Wikman Svahn, P. (2017), Agriculture in 2030 – stories of the future, Uppsala, Swedish University of Agricultural Sciences.
2. Ánh Dương (2018), Đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao: Tháo gỡ những “nút thắt”, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2020 từ http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/kinh- te/902266/dat-tu-cho-nong-nghiep-cong-nghe-cao.
3. Ban chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
4. Banerjee, B., Martin, S., Roberts, R., Larson, J., Paxton, K., English, B., Mara, M, and Reeves, J. (2008), “A Binary logit estimation of factors affecting adoption of GPS guidance systems by cotton producers”, Journal of agricultural and applied economics. pp. 345-355.
5. Barbara Chmielewska (2009), "The Problems of Agriculture and Rural Areas in the Process of European Integration”, Journal of international studies, Vol 2, No 1, 2009, pp 127-132.
6. BELIZE (2003A), Agricultural Development Management and Operational Strategy, TCP.
7. Bonabana-Wabbi J. (2002), Assessing Factors Affecting Adonption of Agraicultural Technologies: The Case of Integgrated Pest Management (IPM) in kumi District, Msc. Thesis. Eastern UgandaChalla.
8. Bongiovanni R and J Lowenberg-Deboer (2004), “Precision agriculture and sustainability”, Precision Agriculture 5: 359-387.
9. Bui Hong Nhung (2016), “Foreign investors show little interest in Vietnam’s agricultural sector”, retrieved on 4th April 2018,
https://e.vnexpress.net/news/business/foreign-investors- show-little-interest-in- vietnam-s-agriculture-sector-3491102.html.
10. C.Ramasamy (2004), “Constraints to Growth in Indian Agriculture: Needed Technology, Resource Management and Trade Strategies”, Ind. Jn. of Agri. Econ. Vol.59, No.1, Jan.-March.
11. Dan senor – saul singer (2008), Start –up nation The story of Israel’s Ecomomic miracle, Warner Books Inc.
12. Dan Senor - Saul singer (2008), Trong tác phẩm quốc gia khởi nghiệp, câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel, NXB Thế giới.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
14. Đặng Kim Sơn (2009), Xây dựng chiến lược nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn.
15. Đăng Nguyên (2011), “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Thực trạng và định hướng phát triển tại Sơn La”, Bản tin khoa học và công nghệ Sơn La, số 2, trang 17-18
16. Đỗ Phú Hải (2016), “Về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta”. Tạp chí Cộng sản, số 881, tr 50-53.
17. Đỗ Xuân Trường (2017) “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp khó tiếp cận các chính sách ưu đãi”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
18. Đỗ Xuân Trường và Lê Thị Thu (2010). “Nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam”, Kinh tế và dự báo, số 18, tr 14-16.
19. E. Wesley và F. Peterson (1986), Agricultural structure and economic adjustment,
in: Agriculture and Hunman Values, september 1986, volume 3,
http://link.springer.com.
20. FAO (2006), Rapid growth of selected Asian economies Lessons and implications for agriculture and food security China and India.
21. Frankelius P, C Norrmann and K Johansen (2017), “Agricultural innovation and the role of institutions: lessons from the game of drones”, Journal of Agricultural and Environmental Ethics http://doi.org/10.1007/s10806-017-9703-6.
22. Guy Hunter Director (1974), The Implementation of Agricultural Development Policies: Organisation, Management and Institutions, Overseas Development Institute Ltd. London.
23. Hà Nội Mới (2016), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội: vẫn khó vì thiếu vốn, truy cập ngày 01 tháng 4 năm 2018, từ https://hanoimoi.com.vn/tin- tuc/Kinh-te/856319/phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao-tai-ha-noi-van-kho-vi- thieu-von.
24. Hallam D (2011), “International investment in developing country agriculture - issue and challenges”, Food Security 3 (Suppl 1), S91-S98.
25. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016, Hà Nội.
26. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020, Hà Nội.
27. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020, Hà Nội.
28. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
29. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2016, Hà Nội.
30. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2018), Về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội. Hà Nội.
31. Julian M.Alston (2014 ), Agriculture in the Global Economy, University of California.
32. Kiệt Vũ (2017), Hà Nội chờ dự án nông nghiệp công nghệ cao, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2020 từ https://baodautu.vn/ha-noi-cho-du-an-nong-nghiep-cong- nghe-cao-d68187.html..
33. Lai, C. S. K., & Pires, G (2010), “Testing of a model evaluating e-government portal acceptance and satisfaction”, The Electronic Journal Information Systems Evaluation, 13(1), 35–46.
34. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2017), chia sẻ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, truy cập ngày 01 tháng 4 năm 2018, từ http://www.vca.org.vn.
35. Linda Lundmark, Camilla Sandstrom (2013), Natural resources and regional development theory, http://www.diva-fortal.org.
36. Magoutas, B., & Mentzas, G (2010), “SALT: A semantic adaptive framework for monitoring citizen satisfaction from e-government services”, Expert Systems With Applications, 37(6), 4292–4300.
37. Mikkola (2008) “Coordinative structures and development of food supply chains”, British Food Journal, Volume 110, Number 2, 2008, pp 189-205.
38. Modal P and M Basu (2009), “Adoption of agriculture technologies in India and in some developing countries: Scope, present status and strategies”, Progress in Natural Science 19: 659-666.
39. Murakami E, AM Saraiva, LCM Ribeiro, Jr., CE Cugnasca, AR Hirakawa and PLP Correa (2007), “An infrastructure for the development of distributed service- oriented information systems for precision agriculture”, Computers and Electronics in Agriculture 58: 37-48.
40. Ngô Thị Lan Hương (2016), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững từ năm 2001 - 2013, luận án Tiến sỹ truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018, từ
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=66/53/ 33/&doc=66533322397796946109516353201827715&bitsid=ebaee238-8824- 4736-9ee2-efacab5acae0&uid=.
41. Nguyễn Anh Phong, Phạm Thị Thu Hà (2017), “đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: thách thức và giải pháp”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr 113-128.
42. Nguyễn Đắc Thu và Nguyễn Thị Thanh Hà. (2016). “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Bắc Ninh”. Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 18, tr 53-55.
43. Nguyễn Điền (1997), CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam,
44. Nguyễn Hạnh (2017). Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ở Hà Nội: Doanh nghiệp chưa mặn mà, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2020 từ https://baomoi.com/ung-dung-cong-nghe-cao-trong-nong-nghiep-tai-ha-noi-doanh- nghiep-chua-man-ma/c/24420437.epi.
45. Nguyễn Minh Phong (2011), Sáu đột phá phát triển nông nghiệp, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Kim Sang (2017), “Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr 183-190.
47. P.W.Heringa, C.M.Van der Heideb và W.J.M.Heijman (2013), "The economic impact of multifunctional agriculture in Dutch regions: An input-output model”,
Njas – Wageningen joural of life sciences, Volumes 64-65, September 2013,pages 59-66.
48. Paul Higgins (2007), “Performance and user satisfaction indicators in British local Government lessons from a case study- Public” Management Review ISSN 1471- 9037 print/ISSN 1471-9045 online, Vol. 7 Issue 3 2005, 445 – 464.
49. Phạm S (2014), Nông nghiệp công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
50. Phạm S (2014), trong tác phẩm, Nông nghiệp công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
51. Phạm Trần Minh Trang (2017), “Các yếu tố tác động đến việc đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng áp dụng công nghệ cao của các hộ nông dân nhỏ tại Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr 85 – 95.
52. Phạm Văn Hiển (2014), “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Kết quả ban đầu và những khó khăn cần tháo gỡ”. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 12/2014, tr 64-70.
53. Shaik. N. Meera, Anita Jhamtani, and D.U.M. Rao (2004), Information and communication technology in agricultural development: a comparative analysis of three projects from India, Agricultural Research & Extension Network. Network Paper No.135.
54. Silva CB, SMLR do Vale, FAC Pinto, CAS Müler and AD Moura (2007), “The economic feasibility of precision agriculture in Mato Grosso do Sul State, Brazil: a case study”, Precision Agriculture 8: 255-265.
55. Singh H and KW Jun (1995), Some New Evidence on Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries, The World Bank International Economics Department International.
56. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2019), Kết quả thực hiện công tác nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019. Báo cáo số 59/BC-SNN ban hành ngày ngày 25 tháng 02 năm 2019.
57. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2020), Kết quả phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới năm 2019, 3 tháng đầu năm 2020; phương hướng