Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng theo một tình huống đã cho sẵn Bài làm của học sinh có thể có những sáng tạo

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 (Trang 60 - 63)

- Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:

a/ Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng theo một tình huống đã cho sẵn Bài làm của học sinh có thể có những sáng tạo

theo một tình huống đã cho sẵn. Bài làm của học sinh có thể có những sáng tạo khác nhau.

Có những giả định như sau:

+Những hạt mưa kể về sự xuất hiện của mình và vai trò đối với vạn vật trên trái đất.

+Những hạt mưa gặp gỡ, trò chuyện, chứng kiến những sự việc trên cuộc hành trình và rút ra bài học trong cuộc sống.

+ Trong chuyến phiêu lưu, những hạt mưa có thể gặp những trở ngại, vượt qua trở ngại và rút ra bài học

b/ Về hình thức:

- Đúng kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng

- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục ba phần MB – TB – KB - Lời văn có cảm xúc, giàu hình ảnh, trong sáng

2. Biểu điểm:

- Điểm 11 - 12: Thỏa mãn gần như hoàn hảo các yêu cầu trên. Bài viết sắc, nội dung sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có sức thuyết phục.

- Điểm 9 - 10: 10 cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết hay, có thể mắc vài lỗi nhưng không ảnh hưởng, sai lạc nội dung. Nội dung rõ ràng, đầy đủ, có cảm xúc.

- Điểm 7 – 8 : Nội dung đảm bảo trên 50% yêu cầu của bài làm nhưng còn sơ sài, không mắc các lỗi kiến thức, không diễn đạt làm sai lạc nội dung hoặc sai kiểu bài.

ĐỀ 19

Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.”

( Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi) a. ( 0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

b. ( 0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên? c. (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

d. (1,0điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả?

Câu 2 (4 điểm)

Chuyện xưa kể lại rằng: Tăng Sâm là một trong số học trò xuất sắc của Khổng Tử. Ngày còn bé, một hôm mẹ đi chợ, Tăng Sâm đòi đi theo. Mẹ dỗ: “Ở nhà, mẹ đi chợ mua cho miếng gan lợn mà ăn”. Ra chợ, không còn gan lợn để mua. Về nhà, để giữ chữ tín với con, bà đã mổ lợn lấy một miếng gan cho con ăn.

Bà mẹ trong câu chuyện trên và bà mẹ trong truyện “Mẹ hiền dạy con” (Ngữ văn 6 - tập 1) có điểm nào giống nhau? Tại sao, chỉ là một đứa trẻ mà các bà mẹ của các bậc vĩ nhân lại phải giữ lời hứa của mình đến thế?

Câu 3 (12 điểm): Có một lần, Thủy Tinh gặp được Mị Nương, chàng có cơ hội để thanh

minh chuyện cũ và việc năm nào cũng trả thù Sơn Tinh. Dựa vào truyền thuyết Sơn Tinh,

Thủy Tinh ( sgk Ngữ văn 6 ), em hãy thay lời Thủy Tinh để kể lại cuộc gặp gỡ và trò

Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1 a b c d - PTBĐ chính miêu tả

- Biện pháp tu từ trong đoạn văn là so sánh

- Nội dung chính của đoạn văn: cảnh thiên nhiên rừng U Minh- miền Tây Nam Bộ- thật sôi động và giàu chất thơ.

HS trình bày những thu nhận cá nhân khi làm văn miêu tả( quan sát, liên tưởng, cảm nhận tinh tế bằng tâm hồn...)

0,5 0,5 1 1

Câu 2 - Cả hai bà mẹ đều giống nhau ở chỗ: đều giữ chữ tín với con - Các bà mẹ phải giữ chữ tín với con bởi lẽ:

+ Hai bà mẹ coi đây là một phương pháp dạy con, dạy đức tính tốt cho con trẻ ngay từ khi con còn nhỏ.

+ Họ luôn hiểu: Tâm lí trẻ thơ luôn tin một cách tuyệt đối vào lời hứa của người lớn cho nên người lớn đừng để trẻ mất lòng tin. Nếu mất lòng tin một lần, trẻ sẽ không bao giờ tin nữa. Như vậy, sẽ rất nguy hiểm và người lớn sẽ khó có thể giáo dục trẻ theo ý mình.

+ Giữ lời hứa: là một đức tính tốt, là phương pháp giáo dục tốt đồng thời cũng là cách các bà mẹ giữ gìn hình ảnh đẹp của mình trong mắt trẻ thơ.

1 3

Câu 3 1. Yêu cầu:

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)