Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng theo một tình huống đã cho sẵn để thể hiện sức sống của mùa xuân.

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 (Trang 136 - 140)

- Xấu hổ: Người anh đã nhận ra tấm lòng bao dung, nhân hậu

a/ Về nội dung: Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng theo một tình huống đã cho sẵn để thể hiện sức sống của mùa xuân.

tượng theo một tình huống đã cho sẵn để thể hiện sức sống của mùa xuân. Bài làm của học sinh có thể có những sáng tạo khác nhau song câu chuyện cần thể hiện được các nội dung chính sau:

- Mở bài:

Giới thiệu chung về nhân vật tôi (Mùa Xuân) và sự việc (câu chuyện - truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về).

- Thân bài: Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân. Khi kể cần nêu được một số đặc trưng cơ bản, nổi bật của nhân vật “tôi” - (Mùa Xuân).

+ Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời

+ Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người

- Kết bài:

+ Kể sự việc kết thúc:

Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn

của trời đất...

+ Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người

b/ Về hình thức:

- Đúng kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng

- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục ba phần MB – TB – KB - Lời văn có cảm xúc, giàu hình ảnh, trong sáng

2. Biểu điểm:

- Điểm 11 - 12: Thỏa mãn gần như hoàn hảo các yêu cầu trên. Bài viết sắc, nội dung sinh động, giàu cảm xúc, sáng tạo, có sức thuyết phục.

- Điểm 9 - 10: 10 cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên. Bài viết hay, có thể mắc vài lỗi nhưng không ảnh hưởng, sai lạc nội dung. Nội dung rõ ràng, đầy đủ, có cảm xúc.

- Điểm 7 – 8 : Nội dung đảm bảo trên 50% yêu cầu của bài làm nhưng còn sơ sài, không mắc các lỗi kiến thức, không diễn đạt làm sai lạc nội dung hoặc sai kiểu bài.

ĐỀ 39

Câu 1. (4 điểm) Đọc kỹ văn bản sau và trả lời câu hỏi: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa.

Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

“Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

( Trích “Quà tặng tâm hồn”- kỳ 35) a. Xác đinh phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

b. Những từ gạch chân trong văn bản trên thuộc từ loại nào? c. Chỉ ra các từ láy, từ ghép có trong đoạn trích?

d. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì ?

Câu 2: ( 4 điểm ):

a. Tìm một khổ thơ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện rõ tình cảm của Bác

đối với quân và dân ta.

b. Qua khổ thơ đó em có cảm nhận, suy nghĩ gì về Bac Hồ. (Trình bày bằng 1 đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy)

Câu 3 (12 điểm) Bằng trí tưởng tượng và những hiểu biết từ văn bản Sông nước Cà

Mau, em hãy kể lại chuyến du hành thú vị của bản thân đến với thiên nhiên và con người

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1. Câu 1. a b c d Câu 2. Câu 3.

- Xác đinh đúng phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự - Những từ gạch chân trong văn bản là động từ

- Chỉ ra các từ láy, từ ghép có trong đoạn trích: - Từ láy: khe khẽ, vui vẻ, chăm chú

- Từ ghép: Cô bé, thầy giáo, đồng ca, buồn tủi, công viên, mệt lả, cảm ơn, bé nhỏ, ca sĩ, mùa đông, khả năng.

- Rút ra được bài học( mỗi ý đúng 0.5 điểm)

+ Cần phải biết cảm thông chia sẻ, yêu thương giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình …

+ Trong cuộc sống cần phải có niềm tin và nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách, để chiến thắng hoàn cảnh…

a. Học sinh xác định và ghi lại đúng một trong hai khổ thơ sau:

- “Rồi Bác đi dém chăn …. Bác nhón chân nhẹ nhàng” - “Bác thương đoàn dân công…Manh áo phủ làm chăn”

b.

1, Hình thức

- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn. - Diễn đạt lưu loát.

2, Nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau: nhưng đại thể nêu được các ý sau:

- Cảm nhận về tình yêu thương của Bác đối với bộ đội, nhân dân - Cảm nhận về con người Bác Hồ, từ đó kính yêu, có ý thức học tập

theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

1. Yêu cầu:

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 (Trang 136 - 140)