- Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:
4- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Câu chuyện giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương , nó sẽ là nguồn động
HƯỚNG DẪN CHẤM * Hướng dẫn chung:
* Hướng dẫn chung:
- Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, chiết đến 0,5.
* Hướng dẫn cụ thể:
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 4.0
1 Xác định các danh từ có trong hai câu thơ trên: quê hương,
người, khi, mắt, đời.
1.0
2 Biện pháp tu từ : so sánh: Quê hương là dòng sữa mẹ Tác dụng : Làm nổi bật vẻ đẹp, giá trị quý báu của quê hương đối với mỗi con người. Ở đó mỗi người được đón nhận những tình cảm ngọt ngào, gần gũi, máu thịt và thiêng liêng; được hun đúc những tình cảm tốt đẹp...
1,5
3 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên: Quê hương gần gũi, máu thịt, thiêng liêng với mỗi người. Quê hương là mảnh đất ai cũng cần ghi nhớ, biết ơn.
1,5
II LÀM VĂN 16,0
Câu1 (6 đ)
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Biết lựa chọn ngôi kể phù hợp.
0.5
Xác định đúng yêu cầu của đề: Bài văn ngắn nói về câu chuyện giữa một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Chẳng hạn giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật. Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
Câu 2 (10 đ)
Triển khai bài văn miêu tả theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm giúp cho bài văn sinh động. Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:
+ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật + Thân bài:
-Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật ( Chẳng hạn Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình. Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức…)
+ Kết bài:
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
4,0
Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu sắc, tinh tế
0.5
Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
1.0
b. Xác định đúng đối tượng miêu tả: chú bé Lượm trong hai hoàn cảnh
0.5
c. Triển khai bài văn miêu tả theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp miêu tả với tự sự, biểu cảm giúp cho bài văn sinh động, làm nổi bật hỉnh ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, nhí nhảnh; gan dạ, dũng cảm … HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:
* Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với chú: Ngoại hình, trang phục
Cử chỉ Lời nói
* Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng Hoàn cảnh
Công việc Hành động
Sự hi sinh của Lượm (Cảnh thiên nhiên, hình ảnh Lượm). * Ấn tượng, cảm nghĩ 1.0 2,0 2,5 1,5 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu
sắc, tinh tế…
1,0
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
ĐỀ 23
Câu 1. Đọc - hiểu (4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“… Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tội dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
(Trích “Cô Tô” của Nguyễn Tuân)