Tình huống: Trong thời gian thiên nhiên bước sang đấu mùa xuân, Sự việc: Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh:

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 (Trang 178 - 183)

- Sự việc: Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh:

+ Mưa Xuân cần mẫn, dịu dàng đi làm thiên chức của mình, đánh thức từng Mầm Non.

+ Dù thấm mệt vì không được nghỉ ngơi nhưng Mùa Xuân vẫn hạnh phúc cảm nhận vẻ đẹp của vạn vật, sự biết ơn của cây cỏ, muông thú của đất trời, sự có ích của bản thân.

+ Trên hành trình ấy, nó nhận ra mình ngày một yếu dần, mưa ngày một ít, có kẻ khuyên nó phải biết giữ mình, tội gì đánh đổi cả bản thân để đi ban phát sự sống cho người khác. Nó mỉm cười trả lời “Nếu không chuyển sự sống của mình trong từng giọt nước, sự sống của Mưa Xuân liệu có giá trị gì?” và tiếp tục hành trình..

=> Niềm hạnh phúc , ý nghĩa của cuộc sống không chỉ ở việc làm tròn bổn phận của mình mà nằm ở thái độ sống biết sẻ chia, hi sinh vì người khác, mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Cái đẹp là cái có ích!

* Lưu ý:

Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng chung. Giám khảo tùy thuộc vào bài làm của học sinh để cho điểm một cách linh hoạt. Khuyến khích bài làm có cách trình bày sáng tạo, có ý tưởng độc đáo, sâu sắc.

ĐỀ 50

Câu 1 (4,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:

“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc

thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?

b. Giải thích nghĩa của từ “nhũn nhặn” và cho biết, tại sao khi miêu tả màu sắc cây tre, tác giả lại dùng từ “nhũn nhặn” đó mà không phải là một tính từ chỉ màu sắc khác?

c. Viết về cây tre Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc. Em hãy chép hai câu thơ ca ngợi vẻ đẹp của cây tre và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

Câu 2 (6 điểm):Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bức tranh đạt giải nhất trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh

Câu 3 (10 điểm): Tưởng tượng mình là chị Mưa Xuân nồng ấm trong câu (2), hãy viết tiếp câu chuyện về chuyến đi gieo mầm sự sống của mình.

Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1 a b c

- Tác phẩm: Cây tre Việt Nam - Tác giả: Thép Mới

- Từ “nhũn nhặn” là từ láy

- Giải nghĩa: thái độ khiêm tốn, nhún nhường; ở trong câu văn nó chỉ về màu xanh bình dị, mộc mạc, xanh tươi mà không rực rỡ của tre.

- Khi miêu tả cây tre tác giả dùng từ “nhũn nhặn” mà không phải một tính từ chỉ màu nào khác bởi:

+ Tính từ chỉ màu: chỉ miêu tả được màu sắc bên ngoài của cây tre + Từ “nhũn nhặn”: nhân hóa – vừa gợi tả được sắc xanh bình dị vừa gợi được phẩm chất mộc mạc, giản dị của tre – con người Việt Nam. - Học sinh chép chính xác hai câu thơ có hình ảnh cây tre

- Nêu đúng tên tác giả - tác phẩm

4,0 điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 Câu 2

* Yêu cầu về kĩ năng:

 HS trình bày thành một đoạn văn, có kết cấu, bố cục hoàn chỉnh.  Biết dựa vào nội dung và chủ đề của văn bản để viết.

 Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Dùng từ, đặt câu chuẩn xác. * Yêu cầu về nội dung kiến thức:

Cần phải đạt được các nội dung sau: Là một kiệt tác nghệ thuật:

+ Vẽ bằng tài năng thiên bẩm (0,5đ)

+Vẽ bằng niềm đam mê và tình yêu hội họa (0,5đ) +Vẽ bằng tâm hồn nhân hậu, bao dung, độ lượng (0,5đ) + Vẽ về đề tài quen thuộc, gần gũi (0,5đ)

=>Bức tranh ấy đã chinh phục được giám khảo , lay động lòng người , đã cảm hóa được người anh (2,0đ)

6,0 điểm

Câu 3

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, dung lượng theo yêu cầu.

- Đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng, có kết hợp với yếu tố miêu tả để qua câu chuyện nhằm gửi tới mọi người một bài

học nào đó.

- Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát mạch lạc

* Yêu cầu nội dung:

HS viết một bài văn kể chuyện với nhân vật cho sẵn và nhân vật tưởng tượng để thấy được sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên dưới cơn mưa mùa xuân Bài làm của HS có thể có những sáng tạo khác nhau, có thể theo các nội dung chính sau:

- Nhân vật: chị Mưa Xuân và các nhân vật khác (tưởng tượng từ các

loài cây, muông thú, cơn gió, ánh nắng…)

- Tình huống: Trong thời gian thiên nhiên bước sang đấu mùa xuân, - Sự việc: Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung - Sự việc: Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung

cảnh:

+ Mưa Xuân cần mẫn, dịu dàng đi làm thiên chức của mình, đánh thức từng Mầm Non.

+ Dù thấm mệt vì không được nghỉ ngơi nhưng Mùa Xuân vẫn hạnh phúc cảm nhận vẻ đẹp của vạn vật, sự biết ơn của cây cỏ, muông thú của đất trời, sự có ích của bản thân.

+ Trên hành trình ấy, nó nhận ra mình ngày một yếu dần, mưa ngày một ít, có kẻ khuyên nó phải biết giữ mình, tội gì đánh đổi cả bản thân để đi ban phát sự sống cho người khác. Nó mỉm cười trả lời “Nếu không chuyển sự sống của mình trong từng giọt nước, sự sống của Mưa Xuân liệu có giá trị gì?” và tiếp tục hành trình..

=> Niềm hạnh phúc , ý nghĩa của cuộc sống không chỉ ở việc làm tròn bổn phận của mình mà nằm ở thái độ sống biết sẻ chia, hi sinh vì người khác, mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Cái đẹp là cái có ích!

* Lưu ý:

Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng chung. Giám khảo tùy thuộc vào bài làm của học sinh để cho điểm một cách linh hoạt. Khuyến khích bài làm có cách trình bày sáng tạo, có ý tưởng độc đáo, sâu sắc.

Link tải file word: 50 đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 ngữ văn 6 năm học 2020 2021

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 (Trang 178 - 183)