Tình huống: Trong thời gian thiên nhiên bước sang đấu mùa xuân, Sự việc: Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 (Trang 99 - 103)

- Sự việc: Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung

cảnh:

+ Mưa Xuân cần mẫn, dịu dàng đi làm thiên chức của mình, đánh thức từng Mầm Non.

+ Dù thấm mệt vì không được nghỉ ngơi nhưng Mùa Xuân vẫn hạnh phúc cảm nhận vẻ đẹp của vạn vật, sự biết ơn của cây cỏ, muông thú của đất trời, sự có ích của bản thân.

+ Trên hành trình ấy, nó nhận ra mình ngày một yếu dần, mưa ngày một ít, có kẻ khuyên nó phải biết giữ mình, tội gì đánh đổi cả bản thân để đi ban phát sự sống cho người khác. Nó mỉm cười trả lời “Nếu không chuyển sự sống của mình trong từng giọt nước, sự sống của Mưa Xuân liệu có giá trị gì?” và tiếp tục hành trình..

=> Niềm hạnh phúc , ý nghĩa của cuộc sống không chỉ ở việc làm tròn bổn phận của mình mà nằm ở thái độ sống biết sẻ chia, hi sinh vì người khác, mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Cái đẹp là cái có ích!

* Lưu ý:

Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng chung. Giám khảo tùy thuộc vào bài làm của học sinh để cho điểm một cách linh hoạt. Khuyến khích bài làm có cách trình bày sáng tạo, có ý tưởng độc đáo, sâu sắc.

10,0đ

ĐỀ 30

Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn văn sau:

“Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của

Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình…”

(Trích SGK Ngữ văn 6, tập hai) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Hãy giới thiệu đôi nét về văn bản đó? b. Em hiểu thế nào về câu: “Đất là Mẹ”?

c. Theo em những thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn văn trên?

Câu 2 (6 điểm). Đọc đoạn văn sau :

Mưa xuân . Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang ,... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.

( Vũ Tú Nam )

Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của những câu văn trên để thấy được cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân .

Câu 3 (10 điểm): Trong vườn, dưới lớp lá khô, bên gốc của Cây mẹ, một Mầm con mới

nhú, nó đang từ từ vén lá, hé mắt nhìn bầu trời mùa xuân trong xanh. Bỗng một đêm, cơn mưa dông ập tới, sấm sét đùng đùng, gió giật, cây cối ngả nghiêng. Cây mẹ cũng oằn mình trước sức gió, nó cố gắng chống lại gió, mưa để che chở, bảo vệ cho Mầm con đang run lên vì sợ hãi.

Hãy tưởng tượng mình là Mầm con trong câu chuyện trên, kể lại đêm mưa gió đầu đời ấy để thấy được “tình mẫu tử là thiêng liêng nhất”.

Câu Nội dung đáp án Biểu điểm

Câu 1 (4đ)

a. - Đoạn văn trên trích từ văn bản: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” - Giới thiệu đôi nét về văn bản:

+ Văn bản là bức thư của thủ lĩnh Xi-át-tơn gửi tổng thống thứ 14 của Mĩ (Phreng-skin Pi-ơ-xơ), khi nước Mĩ ngỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. + Văn bản là một bức thư rất nổi tiếng, từng được xem là văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

b. Người da đỏ coi đất đai như người thân yêu, ruột thịt của mình. Đất là Mẹ. Mẹ.

- Đất là cội nguồn của sự sống, là nguồn nuôi dưỡng, cung cấp mọi thứ cần thiết cho con người....

- Đất như người Mẹ yêu thương, che chở, đùm bọc cho con người

c. Những thông điệp được gửi gắm qua đoạn văn:

- Đất là bà mẹ thiên nhiên hiền từ. Đất che chở, yêu thương đùm bọc con người.

- Điều gì xảy ra đối với đất là xảy ra với chính con người.

- Con người luôn phải có ý thức bảo vệ đất đai, thiên nhiên, môi trường. Con người bảo vệ đất đai, thiên nhiên môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình. 0,5đ 1 đ 1đ 1,5đ Câu 2 (6đ) * Hình thức, diễn đạt:

- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu (+ 2 câu)

- Dùng từ đặt câu, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm.

- Biết phân tích các nét đặc sắc về nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung.

* Nội dung: Đoạn văn có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần

bám sát các ý:

- Xác định được các nét đặc sắc vê nghệ thuật có trong đoạn văn:

+ Hệ thống các từ láy giàu giá trị gợi hình và gợi cảm: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.

+ Biện pháp tu từ:

Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.

So sánh: mặt đất như muốn thở dài. - Giá trị nội dung:

+ Mưa xuân nhẹ nhàng mà ấm áp, như gieo mầm sự sống

+ Mặt đất đầy mong chờ đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.

6,0đ

2,0đ

+ Màu hoa xoan phớt tím trải đầy mặt đất như cây đang rắc nhớ nhung. ->Gợi tả thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho đất trời của mùa xuân; cảnh vật như có tâm hồn, tình cảm -> Sự cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.

Câu 3 (10 đ)

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, dung lượng theo yêu cầu. - Đúng thể loại văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng

- Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát mạch lạc

* Yêu cầu nội dung:

Đề thi yêu cầu HS viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng có các nhân vật cho sẵn để thấy được sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên. Ca ngợi sức sống của thiên nhiên, con người

Bài làm của HS có thể có những sáng tạo khác nhau song câu chuyện cần thể hiện được các nội dung chính sau:

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề và đáp án HSG ngữ văn 6 năm học 2020 2021 (Trang 99 - 103)