0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Ngành thép lúng túng vì phôi thép

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN NGÀNH THÉP (Trang 30 -34 )

(TBKTSG Online) - Mọi sự điều chỉnh chính sách liên quan đến ngành thép ở Trung Quốc lập tức có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Tìm nguồn phôi thép vẫn đang là bài toán khó giải đối với ngành này.

Vì sao giá thép tăng?

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết giá phôi nhập khẩu tăng 2,5-3 lần trong thời gian qua và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới (có thể lên đến 700 đô la Mỹ/tấn vào đầu năm 2008) bắt nguồn từ việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách quy định đối với ngành thép nước này. Dự kiến từ 1-1-2008, thuế xuất khẩu phôi thép của Trung Quốc tăng đến 20-25%, thuế xuất khẩu thép thành phẩm cũng tăng 10-15%, tùy loại.

Ngoài ra, Trung Quốc (nơi Việt Nam nhập khẩu đến 70% nhu cầu thép phế liệu để sản xuất phôi) sẽ còn tiến hành một số biện pháp điều hành vĩ mô liên quan đến việc đóng cửa hay hạn chế các nhà máy sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu. Đó là chưa kể đến chi phí đầu vào cho điện, nước, chi phí vận chuyển và bảo vệ môi trường... khiến giá thép ở nước này có tác động trực tiếp đến việc tăng giá hiện tại của ngành thép Việt Nam.

“Chi phí phôi thép chiếm đến 90% giá thành sản xuất (nếu nhập khẩu) và khoảng 50% đối với doanh nghiệp vừa sản xuất vừa nhập phôi. Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải nhập khẩu 60% nguồn phôi từ nước ngoài nên giá thép trong nước điều chỉnh liên tục theo chiều tăng lên là không thể tránh khỏi”, thạc sĩ Trần Mỹ Dung, chuyên gia về giá thép ở Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), giải thích.

Trong quy định hiện hành, thép xây dựng vẫn thuộc danh mục hàng hóa mà nhà nước phải sử dụng biện pháp bình ổn giá khi giá cả biến động thất thường. Nhưng trái với ngành xi măng mới được “cởi trói” để doanh nghiệp tự quyết định giá bán, các doanh nghiệp thép đã được trao quyền tự quyết về giá từ lâu và việc cầu cao hơn cung (dịp cuối năm), sức ép về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, bị động nguyên liệu đầu vào và các sức ép khác đã khiến việc bình ổn giá trở nên khó thực hiện.

Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) đưa ra một ví dụ: năm 2007, sản lượng phôi sản xuất đạt khoảng 2 triệu tấn, đáp ứng 40% nhu cầu. Riêng Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đạt khoảng 850.000

tấn, tương đương 60% nhu cầu. “Nhưng 60% nhu cầu này chỉ là sản lượng của 4 doanh nghiệp nhà nước. Trong khi 21 nhà sản xuất còn lại là các công ty liên doanh với nước ngoài, các công ty cổ phần, tư nhân, 100% vốn nước ngoài vẫn cạnh tranh quyết liệt về giá”, ông Nguyễn Tiến Nghi nói.

Nói một cách khác, thị phần tiêu thụ thép của các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ là 36%, không đủ sức bình ổn giá thị trường theo chức năng nếu muốn. Ấy là chưa kể đến hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều điều đáng bàn so với các doanh nghiệp còn lại. Công ty gang thép Thái Nguyên bán hàng theo hệ thống chi nhánh (5 chi nhánh ở 5 tỉnh, chia khu vực bán lẻ đến tay người tiêu dùng). Các doanh nghiệp khác phân phối qua 30 công ty cấp 1 trong cả nuớc. Và mỗi nhà sản xuất lại có chừng 10-15 nhà phân phối cấp 1. Các nhà phân phối này lại không độc quyền phân phối cho một nhà sản xuất nào.

“Thép tăng giá một phần cũng do doanh nghiệp sản xuất phó mặc giá bán cho các đơn vị phân phối. Vì vậy có hiện tượng nhà máy không tăng giá hoặc tăng ít nhưng trung gian lại tăng cao”, bà Trần Mỹ Dung, chuyên gia về thép ở Cục quản lý giá, nhận xét. ·

Tìm nguồn nguyên liệu ở đâu?

Chủ động nguồn phôi sản xuất trong nước để tránh phụ thuộc vào biến động giá nguyên liệu là yêu cầu số một của ngành thép hiện nay. Nhưng nguồn nguyên liệu như quặng sắt, than mỡ, dầu và một số nguyên liệu khai thác từ lòng đất ngày càng cạn kiệt, chi phí cao.

Hơn nữa, Chính phủ lại bắt đầu siết chặt việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô nên các doanh nghiệp trong nước càng lúng túng hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu và vẫn trông chờ vào việc nhập thép phế liệu để sản xuất phôi.

“Ngay trong việc nhập khẩu thép phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc vận dụng thực hiện điều 42 và 43 trong Luật Bảo vệ môi trường nên thép phế liệu hiện nay bị ách tắc và tốn kém chi phí cho các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Tiến Nghi nói. Theo ông, từ năm ngoái, Luật bảo vệ môi trường ngăn chặn nhập rác thải nhưng các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn cần nguồn phế liệu này (qua cảng Hải Phòng ước chừng 1 triệu tấn/năm). Và mỗi ngày chưa thông quan, doanh nghiệp phải chịu thuế lưu kho bãi 10 đô la Mỹ/container, tức là mỗi tấn sản phẩm bị đội thêm từ 2 đến 3 đô la Mỹ.

Theo ông Nghi, giá nhập khẩu nguồn nguyên liệu còn tăng cao hơn nữa là vì Việt Nam không có cảng Ngành sản xuất thép trong nước phụ thuộc lớn vào nguồn phôi thép nhập khẩu - Ảnh: Báo Thương mại

nước sâu, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu nên các doanh nghiệp nhập thép phế liệu trong container với giá thành cao hơn nhập tàu chuyên dụng với khối lượng lớn.

Rất nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã thâm nhập thị trường Lào để khai khoáng, tìm nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất vì các điều kiện đầu tư của Chính phủ Lào hiện nay đang mở. Tuy nhiên, mới chỉ có Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghệp đầu tiên ở Việt Nam biến dự án này thành hiện thực.

Theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, ngày 7-12, Chính phủ Lào đã có văn bản đồng ý cho Hòa Phát thăm dò quặng sắt tại tỉnh HouaPhan, trên diện tích 112,4km2. Hòa Phát sẽ trình dự án xây dựng nhà máy chế biến quặng sắt công suất 300.000 tấn/năm tại đây, phục vụ cho dự án khu liên hợp gang thép của tập đoàn từ năm 2008.

Dự án khởi đầu này quy mô chưa phải là lớn nhưng đó cũng là một hướng đi cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, giảm bớt bị tác động bởi thị trường Trung Quốc và thế giới.

Ngành thép "cắt lỗ" bằng cách nào?

Thứ ba, 14/10/2008, 09:51 GMT+7

Trong quý III/2008, ngành Thép đã phải đối diện với thời kỳ thăng trầm và ảm đạm nhất trong năm: Tình trạng tăng trưởng âm kéo dài. Trước tình hình đó Thường trực Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã phải tổ chức họp bàn với doanh nghiệp (DN), nhằm tìm ra biện pháp kích cầu, bình ổn giá, "cắt" lỗ, tháo gỡ bế tắc cho DN.

VSA cho biết, từ đầu năm cho đến tháng 6/2008, thép xây dựng tiêu thụ khá sôi động, giá cả được đẩy lên hàng tuần. Trong tổng sản lượng đạt 1.966.416 tấn, thì tiêu thụ hết 1.850.395 tấn, cao so với cùng kỳ 2007. Do giá thép xây dựng trong nước tăng cao, thép cuộn Trung Quốc (phi 6 - phi 8) giá rẻ được nhập vào một cách ồ ạt, bình quân 4 tháng đầu năm 2008 là 70.000 tấn/tháng và cả 8 tháng là 352.707 tấn đã làm cơ c u thị phần thép cuộn (phi 6 - phi 8) từ 30% xuống còn 17%.

Trước tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế giảm sút, lạm phát tăng cao ở nhiều nước giá cả một số nguyên nhiên liệu cơ bản và lương thực, thực phẩm tăng đột biến... giá thép thế giới và khu vực ngày càng tăng cao, đặc biệt là phôi thép đã chào bán tới 1.200 - 1.250 USD/tấn CIF Việt Nam. Kinh tế trong nước lại gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã buộc phải đề ra một số biện pháp cấp bách, nhằm giảm tốc độ tăng trưởng GDP xuống 7% và ưu tiên chống lạm phát, tập trung 8 gói giải pháp từ tháng 4/2008 và chỉ đạo giữ giá 10 mặt hàng đến hết tháng 6/2008 không tăng và trong đó có mặt hàng thép xây dựng.

Ngày 19 - 20/3/2008, Thường trực VSA đã họp với các DN sản xuất thép thống nhất không tăng giá bán thép khi giá phôi nhập khẩu chưa vượt 900 USD/tấn CIF Việt Nam. Điều nay dẫn tới tình trạng tái xuất khẩu phôi thép và thép tấm, thép cuộn cán nóng nhập khẩu với giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD của một số nhà máy sản xuất trong nước. Về việc này, VSA nhận định, do thông tin không đầy đủ nên có những nhận định thị trường khác nhau, dẫn đến âm lý lo thiếu thép vào những tháng cuối năm, đã khiến Bộ Tài chính quyết định tăng thuế xuất khẩu phôi từ 2% lên 10% từ ngày 28/7 và tiếp tục tăng từ 10% lên 20% từ ngày 10/8/2008 sau đó giảm từ 20% xuống 10% từ cuối tháng 9/2008. Bộ Công Thương cũng quyết định quản lý xuất khẩu phôi thép thông qua qui định thủ tục xin phép xuất khẩu tự động.

Chính vì vậy, từ cuối tháng 7/2008 và đầu tháng 8/2008 đến nay một số nguyên liệu cơ bản có những biến động đặc biệt là thép và phôi thép có mức giảm rất lớn, phôi thép chào bán vào Việt Nam từ 1.200 - 1.250 USD/tấn, nay giảm chỉ còn dưới 600 USD/tấn CIF Việt Nam. Theo VSA, thị trường tiêu thụ thép trong nước ngày càng ảm đảm, tháng 8 tiêu thụ chỉ 111.000 tấn, tháng 9 tiêu thụ 110.000 tấn và đã có tới 4 DN (Việt ý, Vạn Lợi...) phải dừng sản xuất cả tháng 9; còn lại thì sản xuất cầm chừng như Hòa Phát, Việt Nhật, Việt Hàn, Thép Việt; hiệu quả của các DN chuyên sản xuất phôi rất khó khăn phải ngừng sản xuất vì không bán được phôi.

Theo ước tính hiện nay, các DN thép đang tồn đọng khoảng gần 1 triệu tấn sản phẩm các loại, trị giá khoảng 1 tỷ USD. Hơn nữa, DN lại rơi vào tình trạng càng bán càng lỗ nhưng không bán sẽ không có vốn đáo nợ ngân hàng. Không khi đó lại phải đối diện với tình trạng, giá nhập khẩu phôi thép với giá phôi trong nước chênh lệch khá lớn. Giá nhập khẩu chỉ

khoảng 9,8 triệu đồng/tấn, trong khi giá phôi của DN lên đến trên 13 triệu đồng/tấn càng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế chứng minh, càng hạ giá các doanh nghiệp lỗ càng nặng mà tiêu thụ thép cũng không tăng được bao nhiêu, bởi trong thời gian gần đây lượng tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh ngoài nguyên nhân kiềm chế lạm phát, siết chặt vốn tín dụng và giãn, hoãn tiến độ một số công trình theo chủ trương của Chính phủ, còn do công tác dự báo thị trường thép của VSA và cơ quan chức năng trong thời gian qua thiếu chính xác, kém linh hoạt và không theo kịp biến động trên thế giới.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA cho rằng: Giá thép hiện nay quay lại thời điểm quý IV/2007, doanh nghiệp thép chật vật, bởi giá thép không bù đắp được lãi su t ngân hàng phải chi phí. Nếu lạm phát giảm xuống dưới hai con số, tiêu thụ thép có thể sẽ trở lại bình thường nhưng nếu lạm phát vẫn ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ thép trong cả năm 2009, trong khi doanh nghiệp sản xuất phôi và cán thép vẫn chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, dẫn đến các doanh nghiệp đua nhau hạ giá thành sản phẩm để thu hồi vốn, khiến ngành Thép gặp khó khăn.

Để đối phó với tình hình hiện nay, theo VSA điều cốt lõi là các DN phải giữ được thị phần của mình, không chạy đua giảm giá và giành giật thị phần của DN khác. Trong buổi họp bàn biện pháp kích cầu, bình ổn giá nhằm "cắt" lỗ, tháo gỡ bế tắc cho DN, các DN phía Nam đã cam kết không chuyển hàng ra phía Bắc và ngược lại, để ổn định thị trường và tâm lý khách hàng, kích cầu tăng trở lại. Mặt khác, để kích cầu, các DN thép kiến nghị Chính phủ cho phŠp các dự án trọng điểm tiếp tục triển khai.

Thêm vào đó, việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu thép cũng phải được đẩy nhanh lộ trình để giúp các DN thép thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Theo đó, VSA đã kiến nghị Chính phủ và các ngành hữu quan điều chỉnh chính sách thuế linh hoạt hơn. Mặt khác, đề nghị Chính phủ xem xét lập quỹ dự trữ phôi thép, đặc biệt là tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm thép từ 8% hiện nay lên 25% để giữ thị phần trong nước. Có chính sách tài chính ưu tiên cho các nhà sản xuất phôi thép và các công trình xây dựng, nhằm giải quyết khó khăn về vốn và tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu thép tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, VSA cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục giảm thuế xuất khẩu phôi thép từ 5% hiện nay xuống 2% - 0%.(Nguồn: MoF, 14/10)

Chủ Nhật, 11/04/2010, 06:15

Quy hoạch ngành thép: Sẽ thừa nếu vỡ quy hoạch

(ANTĐ) - Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4-9-2007. Sau hơn 3 năm thực hiện, những tưởng ngành thép đã đi vào khuôn khổ nhưng thực tế lại cho thấy tình trạng phá vỡ quy hoạch đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương.

Kết quả thanh tra mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có số dự án thép đăng ký đã lên tới 17 dự án, với công suất 3,75 triệu tấn thép luyện/năm và hơn 10 triệu tấn thép cán/năm. Con số này đặt ra vấn đề Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ngoài quy hoạch tới 7 dự án thép. Công suất của các nhà máy thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã đứng trước nguy cơ dư thừa.

Và đây không phải là tỉnh duy nhất có số lượng dự án vượt quá quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007- 2015, có xét tới năm 2025. Số liệu kiểm tra cuối năm 2009 của Bộ Công thương cho biết, hiện nay có 32 dự án không thuộc danh mục quy hoạch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, ngoài Bà Rịa - Vũng Tàu thì còn có Hải Phòng với 5 dự án, Thanh Hóa và Hải Dương với 4 dự án, Hà Tĩnh 3 dự án… 2 dự án đã đưa vào sản xuất là ở Quảng Ninh và Hà Nam và 3 dự án đang hoàn thiện ở Hải Phòng, Thanh Hóa.

Trong 32 dự án này có 3 dự án Nhà máy thép liên hợp quy mô lớn đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, 5 dự án quy mô vừa đã được Bộ Công thương có ý kiến thỏa thuận. Nguyên nhân của việc dư thừa này một phần cũng do công tác quản lý. Bộ Công thương và ngành công thương các địa phương không nắm được việc cấp phép các dự án này, vì các dự án đều do Ban quản lý các khu công nghiệp kiểm soát.

Theo Luật Đầu tư thì địa phương có thể cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép với các dự án nhóm B và C có mức vốn nhỏ hơn 1.500 tỷ đồng mà không cần xin chủ trương của Chính phủ. Nhưng theo Luật Xây dựng và Nghị định 16/2005/NĐ - CP hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng thì đối với các dự án nhóm B chưa có trong Quy hoạch ngành thì trước khi lập dự án phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.

Dư thừa như vậy nhưng trong khi đó, có những dự án sản xuất thép chất lượng cao phục vụ công nghiệp đóng tàu và những ngành công nghiệp nặng khác lại chưa triển khai xong. Nếu vì tình trạng vượt quá quy hoạch mà phải đình lại thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung thép chất lượng cao. Theo ông ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2025 với tổng công suất 20 triệu tấn/năm, tuy nhiên tính đến thời điểm này, số lượng dự án thép được cấp phép trên cả nước đã có tổng công suất lên đến 40 triệu tấn/năm, vượt gấp đôi so

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN NGÀNH THÉP (Trang 30 -34 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×