- Ngành công nghiệp thép trong nước sẽ phải đối mặt với những khó khăn khó lường, nếu các cơ quan quản lý không có những biện pháp kịp thời để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Tiêu thụ thép tăng, ngành thép vượt qua giai đoạn khó khăn
khăn
Friday, 04 September 2009 04:36
Giá thép xây dựng trong nước tiếp tục tăng trở lại, Tổng công ty Thép VN (Vn Steel) tại TP.HCM vừa điều chỉnh giá bán thép các loại lên 500.000 đồng/tấn. Cụ thể, giá bán thép cuộn hiện giữ ở mức 11,6 triệu, thép cây khoảng 11,81 triệu
đồng/tấn. Việc điều chỉnh giá thép trong nước tăng là do giá phôi thép thế giới tăng, đồng thời thuế nhập khẩu phôi thép tăng từ 2% lên 5%.
Trong khi đó, giá bán thép xây dựng trên thị trường bán lẻ đang ở mức 13,3 - 13,5 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân là sức mua của người dân tăng do nhu cầu sửa nhà đón tết."
Theo số liệu, lượng phôi thép nhập trong tháng 12/08 tăng 16,6%, so với tháng trước, ước đạt 350.000 tấn. Tính chung năm 2008, nhập khẩu phôi thép ước đạt 1,65 triệu tấn, trị giá 2,43 tỷ USD, tăng 13,1% về lượng và tăng 50,2% về trị giá.
Hiện, lượng thép thành phẩm tồn kho toàn ngành khoảng 200 ngàn tấn, lượng phôi thép còn tồn là 500 ngàn tấn. Giá thép trên thị trường đã tăng nhẹ so với những tháng cuối năm 2008.
Kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và lạm phát trong nước ở mức cao. Ngành thép là ngành đầu tiên bộc lộ những khó khăn dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Lượng thép tiêu thụ năm 2008 ước duy trì ở mức 10 triệu tấn, giảm nhẹ so với năm ngoái.
Trong khi đó, sản xuất phôi thép ở trong nước đạt 2,4 triệu tấn, lượng phôi nhập khẩu ở mức 2,1 - 2,1 triệu tấn. Dự báo, lượng phôi sản xuất trong nước năm 2009 tiếp tục tăng. Theo kế hoạch, nhiều lò điện sẽ được xây dựng trong năm 2009-2010, do đó sẽ giúp ngành thép trong nước bớt sự phụ thuộc vào nguồn phôi của nước ngoài. Bên cạnh đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng loạt các dự án thép khổng lồ đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ tạo bước nhảy vọt trong ngành công nghiệp thép trong những năm tới. Công suất các loại phôi thép, thép thành phẩm của các dự án vượt xa nhu cầu dự kiến trong quy hoạch. Dự báo năm 2015, nhu cầu cần khoảng 15 triệu tấn, năm 2020 khoảng 20 triệu tấn.
Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện. ngành thép đã bộc lộ việc thiếu tính bền vững. Ngoài ra, công suất cán thép xây dựng vẫn vượt 2 lần công suất luyện, 80% sản lượng phôi thép hiện nay được sản xuất từ thép phế liệu. Không những thế, ngành thép trong nước vẫn phụ thuộc vào thép nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu.
Hiện, ngành thép trong nước đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhất là khi tiêu thụ thép trong tháng 10/08 giảm xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm. Song, nhằm bình ổn thị trường thép trong nước, Chính phủ đã tăng mức thuế nhập khẩu phôi thép lên 5% và thép xây dựng thành phẩm lên 12% trong tháng 12/2008. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương kích cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nhu cầu trong năm 2009 khoảng trên 10,5 triệu tấn thép các loại trong khi dự kiến sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn, còn lại là nhập khẩu. Trong đó, đối với thép xây dựng nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 5,95 triệu tấn, sản xuất đáp ứng khoảng 4,15 triệu tấn, còn lại là nhập khẩu.
Để đảm bảo cân đối trên, Ngành thép cần tập trung rà soát lại quy hoạch ngành, đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất phôi và cán thép đang triển khai, đảm bảo cân đối
nguyên liệu cho sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường, trong đó có khai thác quặng, thu mua và nhập khẩu thép phế. Củng cố, phát triển và đổi mới hệ thống phân phối để đảm bảo kiểm soát được nguồn hàng và giá cả; tìm kiếm và mở rộng thị trường để xuất khẩu trong những thời điểm có thể.
Đáng chú ý, kể từ đầu tháng 12-2008, Trung Quốc đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các mặt hàngthép này từ 15% xuống 0% cho các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc. Điều này đẩy ngành công nghiệp thép Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn vì phải cạnh tranh với lượng thép cuộn, tôn mạ crome, mạ thép từ Trung Quốc vào Việt Nam thời gian gần đây. Do đó, ngành thép trong nước cũng cần có những giải pháp phù hợp với tình hình thị trường trong nước hiện nay.