Và giai đoạn 2015, ông Cường khẳng định, kết thúc năm 2009, công suất cán thép sẽ được bổ sung thêm 2,2 triệu tấn, nâng tổng công suất hiện có lên trên 7 triệu tấn thép xây dựng.

Một phần của tài liệu tổng quan ngành thép (Trang 47 - 48)

- Ngành công nghiệp thép trong nước sẽ phải đối mặt với những khó khăn khó lường, nếu các cơ quan quản lý không có những biện pháp kịp thời để bảo hộ nền sản xuất trong nước.

2010 và giai đoạn 2015, ông Cường khẳng định, kết thúc năm 2009, công suất cán thép sẽ được bổ sung thêm 2,2 triệu tấn, nâng tổng công suất hiện có lên trên 7 triệu tấn thép xây dựng.

bổ sung thêm 2,2 triệu tấn, nâng tổng công suất hiện có lên trên 7 triệu tấn thép xây dựng.

So với mức tiêu thụ thép xây dựng khoảng 4 triệu tấn, nguy cơ thừa thép đã rất hiển hiện. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư vẫn lao vào làm thép, bỏ ngoài tai các khuyến nghị về tình trạng dư thừa của thị trường.

Ông Cường cũng cho biết, mặc dù các nhà đầu tư vào sản xuất thép tại Việt Nam đều “hứa” sẽ xuất khẩu sản phẩm thép sang thị trường các nước nhưng thực tế cho thấy việc xuất thép đi không phải dễ bởi ngay cả các cường quốc về thép cũng còn đang bí đầu ra.

Năm 2009, VNS có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 55 triệu USD từ thép (khá nhất trong VSA), nhưng theo Tổng giám đốc VNS Đậu Văn Hùng, ngay cả ở thị trường lớn nhất của VNS là Campuchia, thép của VNS xuất sang còn phải chấp nhận bán với giá xấp xỉ giá thành và chỉ mong hòa vốn để giữ thị phần. Còn việc xuất khẩu thép cán nguội sang thị trường Hoa Kỳ dù đã thực hiện từ 2 năm, nhưng vẫn chỉ là

thăm dò.

Với tình trạng dư thừa công suất này, ngoài hậu quả lãng phí tiền của đầu tư, Việt Nam sẽ phải đối mặt với đủ các hậu quả nghiêm trọng khác như thiếu điện, giao thông vận tải không đáp ứng kịp, thiếu lao động và ô nhiễm môi trường nước, không khí bởi các dự án thép từ trước tới nay thường được đầu tư

xé lẻ, công nghệ lạc hậu xen lẫn tiên tiến.

Đặc biệt, khi cung vượt cầu, xuất khẩu thép lại gặp khó khăn, sức ép cạnh tranh khốc liệt sẽ đè nặng lên ngành thép trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài có sự hỗ trợ chuyển giá (mang nguyên liệu sang Việt Nam) từ công ty mẹ ở nước ngoài trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu. Vì vậy, khi dư thừa công suất, doanh nghiệp Việt Nam sẽ “sống dở chết dở” trước tiên.

“Nước nào cũng cần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhưng vấn đề quan trọng bậc nhất nhất là Chính phủ cần có sự cân đối trong nền kinh tế. Nếu để các doanh nghiệp trong nước 'chết' hết thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ 'tự tung, tự tác' tại thị trường Việt Nam. Và hậu quả chỉ người tiêu dùng

Trước đó, vào tháng 2/2009, VSA đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ chính thức bày tỏ sự không nhất trí với tình hình thực hiện Qui hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2015 có xét đến

năm 2025.

Trong bản kiến nghị này, VSA đã đề nghị Chính phủ sớm đình chỉ các dự án nhà máy thép đang xây dựng hoặc sắp xây dựng mà không có sự đảm bảo nguyên liệu để có thể hoạt động lâu dài.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần rà soát Qui hoạch ngành, Qui hoạch vùng để có hướng đầu tư rõ ràng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội đồng thời sớm ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ cho các dự án luyện kim đầu tư mới ở Việt Nam để bảo đảm ngành thép có thể phát triển

bền vững.

VSA cũng nêu rõ, việc thẩm định và cấp giấy phép cho các nhà máy liên hợp luyện kim không thể phó mặc cho địa phương mà phải tuân thủ qui chế chặt chẽ có sự tham vấn của chuyên gia để đảm bảo chọn đúng đối tác có tiềm năng tài chính, công nghệ và quản lý triển khai dự án./.

Một phần của tài liệu tổng quan ngành thép (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)