Tổng quan phát triển ngành thép thực trạng và triển vọng trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu tổng quan ngành thép (Trang 48 - 51)

- Ngành công nghiệp thép trong nước sẽ phải đối mặt với những khó khăn khó lường, nếu các cơ quan quản lý không có những biện pháp kịp thời để bảo hộ nền sản xuất trong nước.

Tổng quan phát triển ngành thép thực trạng và triển vọng trong thời gian tớ

trạng và triển vọng trong thời gian tới

Sau 10 năm năng lực luyện thép tăng gần 4 lần, năng lực cán thép tăng 9 lần (chưa tính đến một loạt các cơ sở luyện, cán thép mới sẽ đi vào sản xuất trong 2006).

Tổng sản lượng thép cán năm 2005 tăng gấp 8,3 lần so với năm 1995.

Cơ cấu chủng loại sản phẩm từng bước được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường: Trước đây sản phẩm của ngành Thép chỉ là thép dài (thép cuộn và

thép thanh), một số loại thép hình cỡ nhỏ, dây thép gai, lưới

thép, gang đúc . . . , nay đã có thêm nhiều sản phẩm khác như ống thép, thép lá mạ mầu và mạ nhôm-kẽm, thép lá cán nguội, . . .và sắp tới sẽ có thêm thép tấm cán nóng, thép

không rỉ. Trình độ công nghệ chung của toàn ngành đã được nâng lên một bước, nhất là trong khâu cán. Hầu hết các nhà máy cán công suất vài trăm ngàn truant được xây dựng trong

khoảng 5 năm trở lại đây đều đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến so với khu vực, có mức độ tự động hóa tương đối cao. Công nghệ luyện thép cũng có tiến bộ đáng kể so với giữa thập kỷ 90.

Ngành thép đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa dết nước: Khả năng đáp ứng nhu cầu các sản phẩm thép của nền kinh tế ngày một tăng, đến 2005 đạt khoảng 55,4% (riêng thép thanh và thép dây gần 100% nhu cầu), cho thấy ngành Thép đã góp phán không nhỏ trong việc đảm bảo các cân đối vĩ mô phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Ngành thép đã thích nghi tương đối nhanh với cơ chế thị trường, có tính xã hội hóa cao với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các thành phần kinh tế đã tham gia phát triển không chỉ ở khâu hạ nguồn mà cả ở khâu thượng nguồn. Với sự ra đời và hoạt động tương đối hiệu quả của Hiệp hội thép Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đã tự nhận thức được sự cần thiết phải liên kết với nhau để tồn tại và phát triển trong môi trường hội nhập cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Tuy nhiên sự phát triển của ngành còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục như sau:

Phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững, mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn.

Trong Quy hoạch phê duyệt năm 2001 đã đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế này và vì vậy, vài năm gần đây đã có hàng loạt các dự án đầu tư vào khâu luyện thép. Song nhiều dự án chưa hoàn thành để đi vào sản xuất nên hiện tại tổng công suất cán vẫn vượt khoảng 5 lần công suất luyện

thép (tương tự như năm 2000 công suất luyện là 0,5 triệu tấn, cán là 2,6 triệu tấn). Ngay khâu luyện thép cũng mất cân đối. 80% phôi théphiệnnay được sản xuất từ thép phế liệu bằng công nghệ lò điện. Sự mất cân đối này làm cho ngành

Thép bị phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu (thép

phế, phôi thép) và phải chịu nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường thế giới biến động như trong 2 năm qua.

Dư thừa công suất cán các sản phẩm dài:

Hiện tổng công suất cán thép xây dựng thông thường của toàn ngành khoảng 6,2-6,4 triệu tấn/năm, trong khi nhu

cầu chỉ vào khoảng 3,5 triệu tấn (trong tổng nhu cầu các sản phẩm thép năm 2005 của trị trường nội địa khoảng 7,0 triệu tấn và khối lượng xuất khẩu không đáng kể). Sự dư thừa này khiến các nhà máy không thể đạt tỷ lệ huy động công suất kinh tế, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Chủng loại, cơ cấu sản phẩm còn đơn điệu, nghèo nàn, thiệu các loại sản phẩm dẹt, thép hình cỡ lớn, thép chất lượng cao, thép chê tạo. . . (các loại này chiếm gần 1/2 tổng nhu cầu hàng năm của nền kinh tê). Hiệnnay, tình hình đang có chiều hướng được cải thiện dần với một số dự án thép

tấm cán nóng, thép lá cán nguội, thép không rỉ, cáp thép độ bền cao, . . .đang được đầu tư xây dựng.

Trình độ công nghệ chung của toàn ngành lẫn còn lạc hậu, chi phí sản xuất cao, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh thấp. Phần lớn các doanh nghiệp yên về tiềm lực tài chính, đầu tư manh mún, chắp vá. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, không có chiến lược phát triển lâu dài, chưa chuẩn bị tết cho hội nhập.

Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công phận kỹ thuật lựa thiêu, vừa yêu Theo số liệu điều tra, số kỹ sư chuyên ngành luyện kim được đào tạo chính quy trong 10 năm qua không quá 100 người (Bảng lo), số người đi làm tại các cơ sở sản xuất thép

còn ít hơn nữa.

Vấn đề quản lý chất lượng, đăng ký nhãn 171ác còn nhiều tồn tại, đặc biệt đối với các sản phẩm thép do các cơ sở tư nhân quy mô nhỏ sản xuất (hầu hết là không có nhãn mác, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng). Vấn đề bảo vệ môi trường trong ngành Thép mặc dù đã có những tiến bộ rõ nét, song vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhất là ở các cơ sở sản xuất nhỏ, hộ tư nhân, làng nghề.

Công tác quản lý Nhà nước vẫn còn một sô' điểm bất cập. Thiếu thống nhất và đồng bộ trong phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành khi xử lý các vấn đề như thuế, bình ổn thị trường, nhập khẩu, cấp phép-đăng ký và ưu đãi đầu tư, chế độ thống kê . . .

* Đánh giá tổng quan sự phát triển trong 10 năm qua của ngành Thép (trên cơ sở đi từ hạ nguồn) về cơ bản là phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, khi xuất phát điểm của nền kinh tế nói chung, ngành Thép nói riêng, còn thấp và khi tiến trình hội nhập không cho phép duy trì sự bảo hộ hoặc hỗ

trợ trực tiếp của Nhà nước. Một số tồn tại, yếu kém là khó tránh đối với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường.

(Nguồn: CCID – VCAD)

22h:20' - 7/4/2009

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tổng quan ngành thép (Trang 48 - 51)