tổng quan ngành thép
TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH THÉP VIỆT NAM -P1 VIỆT NAM đang đứng trước ngưỡng cửa ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO có thể vào cuối năm nay . Đứng trước sân chơi lớn này thiết nghĩ VIỆT NAM còn nhiều việc còn chưa được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng , các ngành công nghiệp của chúng ta nói chung và nghành Luyện kim nói chung còn đang rất nhỏ bé và manh mún khó có thể cạnh tranh được trên sân chơi lớn này . Nghành luyện kim của chúng ta đang đứng trước rất nhiều vấn đề cần giải quyết đó là thứ nhất cơ cấu các chủng loại thép trong nước con mất cân đối nghiêm trọng Hiện nay hầu hết các nhà máy luyện và cán thép của Việt Nam chỉ sản xuất thép thanh, thép cuộn, thép hình cỡ nhỏ và vừa mà chưa thấy có một nhà máy tầm cỡ nào sản xuất các mác thép chất lượng cao phục vụ cho các nghành cơ khí trong nước mà cụ thể là chiến lược nội địa hoá linh kiện ôtô và xe máy là một ví dụ. Trừ nhà máy thép cán nguội đầu tiên của Việt Nam ở Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) công suất 205.000 tấn/năm mới đi vào sản xuất. Trong khi đó công suất cán thép các sản phẩm thép dài của Việt Nam đã lên tới 6 triệu tấn, nghĩa là gần gấp đôi nhu cầu. Trong khi công suất luyện phôi thép năm 2005 mới đạt 875.000 tấn. Tình hình dư thừa công suất so với nhu cầu cũng xảy ra với sản xuất ống thép và thép lá mạ ở Việt Nam. Năm 2006 có thêm một số nhà máy luyện thép lò điện đi vào sản xuất, nâng sản lượng phôi lên 1,5 triệu tấn/năm. Dự báo, nhu cầu thép thanh và thép cuộn năm 2006 của Việt Nam là 3,8 triệu tấn, như vậy lượng phôi thép cần thiết cung cấp cho các nhà máy thép ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 2,5-2,6 triệu tấn/năm. Vì lượng nhập khẩu phôi lớn như vậy, nên việc chủ động định giá sản phẩm là khó khăn, phụ thuộc chính vào giá phôi thép thế giới đó là một bất lợi vô cùng lớn cản trở chúng ta trên con đương cạnh tranh . Ngay với nhà máy cán nguội, nguyên liệu là cuộn nóng cũng phải nhập khẩu 100%, nên giá sản phẩm được quyết định tới 80% là giá nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, quy mô nhà máy của Việt Nam là nhỏ bé, chỉ có 3 cơ sở là gang thép Thái Nguyên, thép miền Nam, Pomina có quy mô trên 0,5 triệu tấn/năm, còn hầu hết là 200-250 tấn/năm nên rất khó giảm giá thành do chi phí nguyên liệu, năng lượng, chi phí quản lý, năng suất lao động đều thua kém các nhà máy liên hợp công suất lớn (vài triệu tới chục triệu tấn/năm). Trong bối cảnh hội nhập, việc phấn đấu hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thép là rất khó khăn. Những nhà máy luyện và cán thép xây dựng sau năm 2000 do nhập thiết bị và công nghệ châu Âu (G7) nên có thể đạt các chỉ tiêu trung bình tiên tiến của các nước. Sức ép cạnh tranh Sản phẩm luyện cán thép của Việt Nam là sản phẩm thép xây dựng carbon thông thường, là sản phẩm phổ thông, không có những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt. Vì vậy khi tham gia cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ các nước, không thể dùng rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước. Ngành thép Việt Nam mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây do các công ty Nhà nước và công ty tư nhân tham gia đầu tư vào ngành thép. Thời gian này, các công ty phải trả nợ các khoản vay ngân hàng khi đầu tư. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm một tấn thép có 20-25 USD là tiền khấu hao để trả nợ. Đây là điểm bất lợi cho các công ty thép Việt Nam khi phải cạnh tranh với các nước đã sản xuất thép nhiều năm và đã hết giai đoạn khấu hao. Với những khó khăn và thách thức nêu trên, ngành thép Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trong bước đường hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, chắc chắn sẽ phải có những nỗ lực vượt bậc trong sản xuất kinh doanh của các công ty thép, đồng thời cũng phải có sự định hướng phát triển chính xác và sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan quản lý của Nhà nước. Ngành thép Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn một số nước trong khối ASEAN khi có nguồn quặng sắt, tuy trữ lượng không lớn nhưng nếu được khai thác và xử lý thích hợp chắc chắn sẽ thuận lợi hơn các nước phải nhập quặng sắt. Chúng ta có trữ lượng than antraxit, nếu áp dụng các công nghệ luyện kim thích hợp cũng tạo thế thuận lợi hơn nhiều nước. Ngoài ra, ứng trong nước. Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào, giá nhân công thấp so với nhiều nước, lực lượng kỹ thuật và công nhân luyện kim đủ sức đáp ứng cho sự phát triển của ngành. Các công ty luyện kim Việt Nam cần có sự liên kết, hợp nhất để khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, phân tán và để có đủ sức đầu tư cho các công nghệ hiện đại với quy mô kinh tế cạnh tranh với luyện kim nước ngoài. Ngoài ra, việc phấn đấu khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý sản xuất, giảm bớt lao động dư thừa để nâng cao năng suất lao động ở các nhà máy cũ, áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm vẫn là mục tiêu cụ thể và cấp thiết nhất của các công ty luyện kim của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.Ngoái ra chúng ta cũng phải từng bước đa dạng hoá sản phẩm đặc biệt là tiến tới nấu luyện ra các mác thép chất lượng cao để tạo tiền đề thúc đẩy nghành cơ khí chế tạo phát triển các nguyên liệu phụ trợ trong luyện kim hoàn toàn có thể tự đápứng trong nước. Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào, giá nhân công thấp so với nhiều nước, lực lượng kỹ thuật và công nhân luyện kim đủ sức đáp ứng cho sự phát triển của ngành. Các công ty luyện kim Việt Nam cần có sự liên kết, hợp nhất để khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, phân tán và để có đủ sức đầu tư cho các công nghệ hiện đại với quy mô kinh tế cạnh tranh với luyện kim nước ngoài. Ngoài ra, việc phấn đấu khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý sản xuất, giảm bớt lao động dư thừa để nâng cao năng suất lao động ở các nhà máy cũ, áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm vẫn là mục tiêu cụ thể và cấp thiết nhất của các công ty luyện kim của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.Ngoái ra chúng ta cũng phải từng bước đa dạng hoá sản phẩm đặc biệt là tiến tới nấu luyện ra các mác thép chất lượng cao để tạo tiền đề thúc đẩy nghành cơ khí chế tạo phát triển TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH THÉP VIỆT NAM - P2 (10 votes) 20/09/2006 Quá trình phát triển ngành thép Việt Nam Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 60. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu gang thép là 100 ngàn tấn/năm. Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm. Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm. Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư đổi mới và đầu tư chiều sâu: Đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Tính đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (chỉ tính các cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100 ngàn đến 300 ngàn tấn/năm.Sau 10 năm đổi mới và tăng trưởng, ngành thép Việt Nam đã đạt một số chỉ tiêu như sau:- Luyện thép lò điện đạt 500 ngàn tấn/năm- Công suất cán thép đạt 2,6 triệu tấn/năm (kể cả các đơn vị ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam)- Riêng Tổng công ty Thép Việt Nam đã đạt công suất cao và giữ vai trò quan trọng trong ngành thép Việt Nam, có công suất:- Luyện cán thép đạt 470 ngàn tấn/năm:- Cán thép đạt 760 ngàn tấn/năm- Sản phẩm thép thô (phôi và thỏi) huy động được 78% công suất thiết kế;- Thép cán dài (thép tròn, thép thanh, thép hình nhỏ và vừa) đạt tỷ lệ huy động 50% công suất;- Sản phẩm gia công sau cán (ống hàn, tôn mạ các loại) huy động 90% công suất.Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam hiện vẫn trong tình trạng kém phát triển so với một số nước trong khu vực và trình độ chung của thế giới. Sự yếu kém này thể hiện qua các mặt sau:Năng lực sản xuất phôi thép (thép thô) quá nhỏ bé, chưa sử dụng có hiệu quả các nguồn quặng sắt sẵn có trong nước để sản xuất phôi. Do đó các nhà máy cán thép và các cơ sở gia công sau cán còn phụ thuộc chủ yếu vào phôi thép nhập khẩu và bán thành phẩm gia công khác, nên sản xuất thiếu ổn định. Chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Điều đó dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp, khả năng xuất khẩu hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, còn dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước.Trang thiết bị của Tổng công ty Thép Việt Nam phần lớn thuộc thế hệ cũ, trình độ công nghệ ở mức độ thấp hoặc trung bình, lại thiếu đồng bộ, hiện đại mức độ tự động hoá thấp, quy mô sản xuất nhỏ. Chỉ có một số ít cơ sở mới xây dựng (chủ yếu các cơ sở liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) đạt trình độ trang bị và công nghệ tương đối hiện đại.Cơ cấu mặt hàng mất cân đối, mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dài (thanh và dây) phục vụ chủ yếu cho xây dựng thông thường, chưa sản xuất được các sản phẩm dẹt (tấm, lá) cán nóng, cán nguội. Sản phẩm gia công sau cán mới có ống hàn đen, mạ kẽm, tôn mạ kẽm, mạ mầu. Hiện tại ngành thép chưa sản xuất được thép hợp kim, thép đặc phục vụ cho cơ khí quốc phòng.Nguồn nhân lực của ngành thép hiện chỉ chiếm 2,8% tổng lực lượng lao động của ngành công nghiệp. Nói cách khác mới thu hút được 0,8% lao động của cả nước. Như vậy, nhìn chung ngành thép Việt Nam vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu bền vững, phụ thuộc vào lượng phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu. Chưa có các nhà máy hiện đại như khu liên hợp luyện kim làm trụ cột, chủ động sản xuất phôi nên ngành thép Việt Nam chưa đủ sức chi phối và điều tiết thị trường trong nước khi có biến động lớn về giá phôi thép hoặc sản phẩm thép cán trên thị trường khu vự và thế giới. Quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam tới năm 2010, tầm nhìn tới 2020 : Quan điểm phát triển ngành thép là từng bước đáp ứng nhu cầu thông thường về thép xây dựng của Việt Nam để không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.Dự báo nhu cầu các sản phẩm thép các giai đoạn như sau: I- Tăng trưởng GDP (%); II- Tăng trưởng công nghiệp (%); III- Tăng trưởng sx thép (%); IV- Tăng tiêu thụ thép (%); V- Bình quân đầu người (kg/người.năm) Giai đoạn I II III IV V 1996-2000 6,94 13,57 27 9 37 2001-2005 7,5 14,08 14 10-11 78 2006-2010 7,5 10,38 10 10,6 123 2011-2015 7,0 8-9 9-9,5 9-9,5 170 2016-2020 6,5 7-8 8-8,5 8-8,5 240 Trong giai đoạn đầu sẽ phát triển các khâu hạ nguồn trước như sản xuất thép cán tròn xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội đi từ thép phôi, thép nhập khẩu và một phần thép phế liệu. Trong quá trình phát triển sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có, nghiên cứu phát triển khâu thượng nguồn có sử dụng quặng sắt trong nước và một phần quặng sắt nhập khẩu phù hợp với trình độ công nghệ đã thuần thục. Dưới đây là những quan điểm cụ thể: 1. Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành thép cần được xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển. 2. Trên cơ sở phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản sẳn có trong nước, kết hợp với nhập khẩu một phần quặng và phôi của nước ngoài, xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép /năm để từng bước đáp ứng nhu cầu thép trong nước cả về chủng loại và chất lượng. Trong giai đoạn đầu tập trung phát triển các khâu hạ nguồn như cán thép xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội, sau đó cần nghiên cứu phát triển khâu sản xuất thượng nguồn để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước. 3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ nước ngoài (trước hết về thiết bị và công nghệ). Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu giữ vứng độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá; tự chủ nhưng không bỏ qua các cơ hội hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành thép. Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành thép. Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu dành cho phát triển các nguồn quặng trong nước và các công trình sản xuất thép tấm, thép lá; 4. Về công nghệ: Trong giai đoạn đến 2020 vẫn sử dụng công nghệ truyền thống là sản xuất lò cao luyện thép. Đồng thời tích cực nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại để phát triển ngành thép. Đối với khu liên hợp luyện kim khép kín có vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài, có thể triển khai trước khâu sản xuất cán kéo. Sau sẽ phát triển tiếp khâu sản xuất phôi cán từ quặng. 5. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành thép trong khuôn khổ cho phép của các cam kết thương mại và hội nhập quốc tế. 6. Tham gia AFTA đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngành thép phải củng cố mở rộng từ khâu sản xuất đến lưu thông phân phối với các ngành kinh tế khác để mở rộng thị trường và cạnh tranh được ở thị trường trong nước và trên thế giới. 7. Đi đôi với việc đầu tư xây dựng các nhà máy hiện đại, phải hết sức coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hoá các cơ sở hiện có lên ngang bằng tiên tiến trong nước và khu vực. 8. Quan tâm công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành Mục tiêu phát triển ngành thép đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020: Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành thép Việt Nam nhanh chóng trở thành một ngành phát triển hoàn chỉnh theo công nghệ truyền thống, sử dụng tối đa nguồn quặng sẳn có trong nước, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép /năm, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong nước, áp dụng các công nghệ mới hiện đại đang được sử dụng trên thế giới, cố gắng thoả mãn tối đa nhu cầu trong nước về thép cán (cả về số lượng, chủng loại, quy cách và chất lượng sản phẩm). Từ thay thế nhập khẩu tiến tới xuất khẩu sản phẩm thép. Phấn đấu đến 2020 sẽ có một ngành thép phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao, bảo đảm tốt về chất lượng, đầy đủ về số lượng và chủng loại sản phẩm thép, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy nhu cầu thép vào năm 2005 sẽ là 6.480 ngàn tấn; năm 2010 là 10 triệu tấn; năm 2015 là 16 triệu tấn và năm 2020 là 20 triệu tấn. Trong đó sản xuất trong nước theo mốc năm tương ứng chỉ đạt 51%; 61%; 62% và 70% vào năm 2020. Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược 1. Giải pháp về vốn đầu tư Nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển ngành thép nhà nước cần có chính sách ưu đãi lãi suất vay vốn đầu tư ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân; Nhà nước cho phép ngành thép được huy động vốn bằng phát hành trái phiếu công trình, huy động vốn cổ phần; Được phép vay tín dụng ưu đãi trong đầu tư thiết bị; Được cấp 30% vốn để đặt cọc đối với dự án khu liên hợp luyện kim công suất 4-4,5 triệu tấn thép/năm. - Đối với thiết bị của ngành ưu tiên đấu thầu mua trong nước các thiết bị đã chế tạo được trong nước Có thể nhập một số thiết bị đã qua sử dụng nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. 2. Giải pháp về nguồn nhân lực - Các doanh nghiệp ngành thép sẽ ký kết các hợp đồng đào tạo nguồn nhân lực để đào tạo có địa chỉ- Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân đủ sức đáp ứng nhu cầu của ngành thép. Coi trọng hình thức đưa công nhân đi đào tạo ở nước ngoài hoặc mời chuyên gia đào tạo, kèm cặp bổ túc tại nhà máy. 3. Giải pháp về khoa học, công nghệ Đối với các nhà máy mới xây dựng phải đạt được trình độ công nghệ tiến tiến, năng suất cao, giá thành hạ, chất lượng tốt, có giá thành và giá bán tương đương với sản phẩm cùng loại. Quản lý chất lượng cùng loại. Quản lý chất lượng sản phẩm theo hệ thống ISO. 4. Giải pháp về cơ chế chính sách Nhà nước sớm ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển ngành thép: Coi đầu tư vào ngành thép như là đầu tư vào hạ tầng cho đất nước. Tuy nhiên đi đôi với việc bỏ vốn xây dựng các cụm gang thép công suất lớn một mặt chúng ta cũng phải đề phòng việc các công ty tập đoàn nước ngoài bỏ vôn đầu tư vào nước ta và đi cùng đó là một mức giá rẻ bất ngờ 200 -500USD/tấn thép ,không thể vì muốn đi tắt đón đầu mà chúng ta vội vàng bởi nếu không cẩn thận chúng ta sẽ mua phải những công nghệ đã lạc hậu của nước ngoài mà nhưng công nghệ này đã lạc hậu hao tốn nhiều năng lượng và có tác động xấu tới môi trường , nhu cầu thép ở VIỆT NAM trong những năm tới sẽ có thêm nhu cầu mạnh mẽ các sản phẩm phôi cán slab (phôi dẹt) phục vụ cho nghành công nghiệp đóng tàu bởi đây hứa hẹn sẽ là một nghành công nhiệp chủ lực của nước ta trong tương lai và nếu không có sự chuẩn bị tốt về nguồn phôi thép ngay từ bây giờ sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu thép đóng tàu trong tương lai, thứ hai là nhu cầu về thép xây dựng chất lượng cao nhất là loại thép HSLA (Hight Strength Low Alloy steel) làm kết cấu sẽ có nhu cầu mạnh nhằm phục vụ cho các công trình cầu dây văng , cầu vượt , nhà cao tầng , vvv… Dự báo đến 2010, nhu cầu thép thành phẩm sẽ lên tới 10 triệu tấn/năm, trong đó nhu cầu thép dẹt chiếm khoảng 5 triệu tấn. Trong khi cung ứng trong nước chỉ 1,8 triệu tấn/năm và nhập khẩu lên tới 3,2 triệu tấn/năm. Về dài hạn đến 2020, tổng nhu cầu thép dẹt vẫn còn tăng rất lớn và chủ yếu vẫn phải [...]... trong ngành thép Ngành thép lúng túng vì phôi thép Ngành thép lúng túng vì phôi thép Ngành sản xuất thép trong nước phụ thuộc lớn vào nguồn phôi thép nhập khẩu - Ảnh: Báo Thương mại (TBKTSG Online) - Mọi sự điều chỉnh chính sách liên quan đến ngành thép ở Trung Quốc lập tức có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam Tìm nguồn phôi thép vẫn đang là bài toán khó giải đối với ngành. .. trưởng, ngành thép Việt Nam đã có công suất luyện thép lò điện 500000 T/n, công suất cán thép kể cả các đơn vị ngoài Tổng công ty thép Việt Nam tới 2,6 triệu tấn/năm và gia công sau cán trên 500000 T/n Tổng công ty thép Việt Nam đã có công suất luyện thép 470000 T/n và cán thép 760000 T/n, đang giữ vai trò quan trọng trong ngành thép Việt Nam Trong thời gian từ 1990 đến1999 riêng Tổng công ty thép đã... Trương Xuân Tiệp Tổng hợp Hiện trạng và tương lai của ngành công nghiệp thép việt nam • • 1 • 2 • 3 • 4 • 5 (7 votes) 31/03/2007 Mẻ gang đầu tiên ra đời năm 1963 nhưng mãi đến 1975 chúng ta mới có sản phẩm thép cán Từ 1976 đến 1989 là thời kỳ phát triển cầm chừng của ngành công nghiệp thép Năm 2000 chúng ta đã đạt sản lượng 1,57 triệu tấn thép Bức tranh tổng thể về sự phát triển của ngành thép, trình độ... Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết VSA đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm giảm nhập siêu trong ngành thép * Những năm qua, ngoài việc nhập khẩu thép phế, phôi thép là nguyên liệu bắt buộc cho sản xuất thì tình trạng nhập khẩu nhiều sản phẩm trong nước đã sản xuất được như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội đang tạo nhiều bất lợi cho ngành thép nói riêng và nền kinh tế nói chung Ông có đồng tình với quan điểm... Các ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng và các thành phần kinh tế khác đua nhau làm thép mini Sản lượng thép cán năm 1995 đã tăng gấp 4 lần so với năm 1990, đạt 450000 T/n và bằng mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hàng năm trước 1990 Tháng 4 năm 1995, Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tổng công ty 91) trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty thép Việt Nam và Tổng. .. 391.989 tấn thép cuộn, 359.683 tấn thép mạ màu các loại, 68.000 tấn thép cuộn Ba tháng đầu năm 2010, đã có 57.000 tấn thép cuộn và 68.000 tấn thép mạ các loại được nhập về trong tổng số 1,7 triệu tấn thép thành phẩm nhập vào Việt Nam Điều này đã tạo sức ép rất lớn lên các doanh nghiệp khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất * Như vậy theo ông để giảm nhập siêu trong ngành thép thì... vì vậy ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản lượng 40000 - 85000 T/n Từ năm 1989 đến 1995, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng bvà Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt ngưỡng 100 000 T/n Năm 1990 Tổng công ty thép Việt Nam (thuộc Bộ công nghiệp nặng nay là Bộ công nghiệp) được thành lập, thống nhất quản lý ngành sản xuất thép quốc... USD để đầu tư liên doanh với nước ngoài 14 dự án (trong đó có 12 nhà máy cán thép gia công sau cán với tổng vốn đầu tư 233 triệu USD) 2 Trình độ công nghệ, trang thiết bị Ngành thép Việt Nam hiện nay có năng lực sản xuất thực tế khoảng 2,6 triệu tấn thép cán/năm (thép xây dựng); 0,5 - 0,6 triệu tấn phôi thép bằng lò điện (phôi thép vuông và cả thỏi đúc cỡ nhỏ) Về trình độ công nghệ, trang thiết bị có... sản phẩm của ngành thép hiện nay Hiện nay ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép tròn trơn, tròn vằn ( 10 - 40mm, thép dây cuộn ( 6 - (10 và thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là sản phẩm dài) phục vụ cho xây dựng và gia công, sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội, cắt xẻ từ sản phẩm dẹt nhập khẩu Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn được cán từ phôi thép nhập khẩu,... siêu trong ngành thép, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước DiaOcOnline.vn - Theo VnEconomy Ngành thép: Tăng chi, tăng lo Trước thông tin về các mặt hàng đồng loạt tăng giá đầu tháng 3, với thị trường vật liệu xây dựng, ngành thép được xem là bị tác động nhiều nhất Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, bình quân phải tốn khoảng 600 kWh để sản xuất được một tấn phôi thép Như vậy . mầu. Hiện tại ngành thép chưa sản xuất được thép hợp kim, thép đặc phục vụ cho cơ khí quốc phòng.Nguồn nhân lực của ngành thép hiện chỉ chiếm 2,8% tổng lực lượng lao động của ngành công nghiệp triển ngành thép. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có sự quan tâm đặc biệt đối với ngành công nghiệp thép. Những mục tiêu phấn đấu của ngành thép đã tính đến cả những khó khăn, thách thức mà ngành. lập theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tổng công ty 91) trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty thép Việt Nam và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ thương mại. Thời kỳ 1996-2000, ngành thép vẫn giữ được