Đẩy mạnh việc cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 27 bộ quốc phòng (Trang 94 - 96)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V Tài sản dài hạn khác

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 27 BỘ QUỐC PHÒNG

4.3.4. Đẩy mạnh việc cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Từ đó bộ phận quản lý sản xuất Công ty mới chú ý đúng mức mẫu mã sản phẩm, có những giải pháp công nghệ có tính đột phá để nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm, không để xảy ra tình trạng sản phẩm kém chất lượng giao cho khách hàng, phong trào sáng kiến tiết kiệm phát triển sâu rộng. Thời gian sử dụng lao động không còn lãng phí, năng suất lao động cao, tính chủ động của cán bộ công nhân viên mới cao. Việc thực hành tiết kiệm mới tốt, đưa ra công tác định mức vật tư kỹ thuật chặt chẽ, và mới làm tốt công tác hạch toán và công tác phân tích hoạt động kinh tế.

4.3.4. Đẩy mạnh việc cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động động

Như đã phân tích mục 3.2.1.3, hiệu suất sử dụng vốn lưu động Công ty năm 2013 là 2,85 thấp hơn năm 2012 là 0,06 lần. Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Định kỳ kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, để xác định số vốn lưu động hiện có của Công ty theo giá trị hiện tại, trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vật tư hàng hóa mà đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh hợp lý.

- Thường xuyên kiểm soát hàng tồn kho, do đặc điểm sản xuất của Công ty phụ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng nên để tránh việc dự trữ quá nhiều, gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ quá ít, không đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất thì Công ty cần chú ý một số vấn đề:

+ Xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ cần thiết, tối thiểu để đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục.

+ Sắp xếp hệ thống kho hàng hợp lý, vừa tiện cho sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn vật tư hàng hóa. Xây dựng và chấp hành tốt chế độ kiểm nhập kho và xuất kho, cũng như tiến hành kiểm kê định kỳ.

+ Lập dự phòng tài chính với các loại vật tư- hàng hóa có giá biện động, tránh ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

- Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng, Công ty cần có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực đẻ thu hồi vốn nhanh chóng và sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

- Lập kế hoạch dự trữ sản xuất phải sát đúng với thực tế của từng thời kỳ. - Cải tiến quản lý vốn bằng tiền, nâng cao khả năng thanh toán

Hiện nay, Công ty quản lý tiền mặt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chưa sử dụng phương thức quản lý mang tính khoa học nào để quản lý tiền mặt. Điều đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của Công ty. Để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ, nên thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, Cần xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt, mức dự trữ tiền mặt

hợp lý. Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ thường xuyên, công ty nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng như thất thoát trong quá trình sử dụng:

- Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi không chi trả qua ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan.

- Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ, có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, số quỹ trên sổ kế toán. Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư giữa sổ và số dư ngân hàng để sớm phát hiện và xử lý chênh lệch.

Thứ hai, Cần lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ nhằm dự kiến các khoản

thu và các khoản chi bằng tiền trong kỳ tiếp theo và tìm biện pháp để tạo ra sự cân bằng thu, chi bằng tiền nhằm đảm bảo thường xuyên có khả năng thanh

toán. Trong bảng kế hoạch được lập dựa vào kế hoạch doanh thu và kế hoạch đầu tư của công ty và tình hình thực tế trong năm. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tiến hành lập dự báo chi tiết cho nhu cầu vốn bằng tiền trong năm tới, tìm ra biện pháp tạo sự cân đối.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 27 bộ quốc phòng (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w