PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀ
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
* Chỉ tiêu về kết cấu tài chính, phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an tinh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu.
Bởi vậy, yêu cầu đặt ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính là phải chính xác và toàn diện. Có đánh giá chính xác thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp trên tất cả các mặt mới giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả, phù hợp với tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai. Việc đánh giá chính xác và toàn diện còn giúp các nhà quản lý có các kế sách thích hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập về mặt tài chính; về an ninh tài chính cùng những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu.
(1) Tổng tài sản của doanh nghiệp, bao gồm 2 loại: Tài sản ngắn hạn và tài
sản dài hạn. trong từng loại tài sản đó lại bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có tác động không giống nhau đến quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một cách chung nhất, tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng thể hiện tổng số vốn của doanh nghiệp và việc phân bổ vốn để hình thành nên tài sản như thế nào. Vốn
nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là để đánh giá tình hình tăng, giảm vốn, phân bổ vốn như thế nào từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Như vậy, phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn gồm những nội dung như: Phân tích cơ cấu của tài sản, phân tích sự biến động của tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích sự biến động của nguồn vốn, phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
(2) Tổng số nguồn vốn: Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn
cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó khi phân tích, cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp. Chỉ tiêu "Tổng số nguồn vốn" được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, phần "Nguồn vốn".
(3) Hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm
về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:
Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn
"Vốn chủ sở hữu" được phản ánh ở chỉ tiêu B "Vốn chủ sở hữu" (Mã số 400), còn "Tổng số nguồn vốn" được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng nguồn vốn" (Mã số 440) trên Bảng cân đối kế toán.
(4) Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Do đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân chuyển dài (thường là ngoài một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh) nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và bảo đảm thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi.
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =
Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn
"Tài sản dài hạn" được phản ánh ở chỉ tiêu B "Tài sản dài hạn" (Mã số 200) trên Bảng cân đối kế toán. Cần lưu ý rằng, chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” còn có thể tính riêng cho từng bộ phận tài sản dài hạn (nợ phải thu dài hạn, tài sản cố định đã và đang đầu tư, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn), đặc biệt là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư; bởi vì, tài sản cố định (đã và đang đầu tư) là bộ phận tài sản dài hạn phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp. Khác với các bộ phận tài sản dài hạn hạn, doanh nghiệp không thể dễ dàng và không thể đem bán, thanh lý bộ phận tài sản cố định được vì đây chính là điều kiện cần thiết và là phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” được tính theo công thức sau:
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định =
Vốn chủ sở hữu
Tài sản cố định đã và đang đầu tư
Tài sản cố định đã và đang đầu tư được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản cố định” (Mã số 220) trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm tài sản cố định đã đầu tư (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình tương ứng
các chỉ tiêu có Mã số 221, 224, và 227) và tài sản cố định đang đầu tư (chi phí xây dựng cơ bản dở dang có Mã số 230).
(5) Hệ số đầu tư: Hệ số đầu tư là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của tài sản
dài hạn trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Trị số này phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ số đầu tư = Tài sản dài hạn - Phải thu dài hạnTổng số tài sản
Hệ số đầu tư có thể tính chung cho toàn bộ tài sản dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải thu dài hạn (hệ số đầu tư tổng quát) hay tính riêng cho từng bộ phận của tài sản dài hạn (hệ số đầu tư tài sản cố định, hệ số đầu tư tài chính dài hạn...); trong đó, hệ số đầu tư tài sản cố định được sử dụng phổ biến, phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản là bao nhiêu. Trị số này phụ thuộc vào từng ngành, nghề cụ thể.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty
Lợi nhuận của DN bao gồm:
+Lợi nhuận kinh doanh: là nguồn gốc chủ yếu của lợi nhuận DN, là lợi
nhuận có được thông qua hoạt động SXKD. Lợi nhuận kinh doanh là do lợi nhuận của các nghiệp vụ kinh doanh chính và các lợi nhuận khác của các DN cấu thành. Lợi nhuận kinh doanh là một chỉ tiêu để đánh giá thành tích kinh doanh c ủa DN.
+Các khoản thu chi ngoài kinh doanh : là các khoản thu chi không có quan
hệ trực tiếp đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất của DN. Tuy không có quan h ệ trực tiếp đối với các hoạt động kinh doanh nhưng các khoản thu chi ngoài kinh doanh v ẫn là một trong những nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận vì nó cũng đem lại thu nhập hoặc phải chi ra đối với DN vẫn có ảnh hưởng rất lớn đối với tổng lợi nhuận và lợi nhuần thuần của DN.
+Thu nhập ngoài kinh doanh: là những khoản thu không có quan hệ trực tiếp
với những hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nh ập ngoài kinh doanh là những thu nhập mà không tổn phí tiền vốn của DN, trên thực tế là một loại thu nhập thuần tuý, DN không phải mất một loại chi phí nào. Vì vậy, về mặt hạch toán kế toán cần phải phân chia ranh giới giữa thu nhập kinh doanh và thu nh ập ngoài kinh doanh. Các kho ản thu nhập ngoài kinh doanh bao gồm tiền tăng lên của TSCĐ, thu nhập thuần
trong việc sắp xếp TSCĐ, thu nhập do bán tài sản vô hình, thu nhập trong các giao dịch phi tiền tệ, các khoản thu tiền phạt, các khoản thu về kinh phí đào tạo.v.v…
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
- Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay Hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho
Trong đó, doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ không phân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hay hàng hoá bị trả lại. Còn hàng hoá tồn kho bao gồm các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, vật liệu phụ còn tồn trong kho. Độ lớn của quy mô tồn kho tuỳ thuộc vào sợ kết hợp của nhiều yếu tố như: ngành kinh doanh, thời điểm phân tích, mùa vụ,…Trong quá trình tính toán chúng ta cần phải lưu ý: mặc dù doanh thu được tạo ra trong suốt năm, nhưng giá trị hàng tồn kho trong Bảng cân đối là mức tồn kho tại một thời điểm cụ thể, do vậy khi tính chúng ta phải lấy giá trị tồn kho trung bình năm.
Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh hay chậm hay cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Chính vì v ậy mà số vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đơn vị. Đồng thời chỉ tiêu này là căn cứ để người quản lý tài chính biết được DN bỏ vốn vào lượng trữ hàng quá nhiều hay không. Mặt khác nó còn phản ánh chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp trên thị trường hay không.
- Vòng quay khoản phải thu:
Vòng quay Khoản phải thu = Doanh thu thuần / Khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của khoản phải thu, tức là tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của nó để đảm bảo cho thanh toán và hoạt động của DN.
- Kỳ thu nợ bán chịu:
Kỳ thu nợ bán chịu = (Khoản phải thu x 360) / Doanh thu thuần
Trong đó, các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu ti ền có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán được mà chưa thu tiền, các khoản
tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán.
Trong phân tích tài chính, k ỳ thu nợ bán chịu được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh của DN. Vì rằng nếu các khoản phải thu của DN không được thu hồi đủ số, đúng hạn thì không những gây tổn thất đọng nợ cho DN mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh. Số ngày trong kỳ bình quân thấp chứng tỏ DN không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao. Tính lưu động của tài sản mạnh, năng lực thanh toán ngắn hạn rất tốt, về một mức độ nào đó có thể khoả lấp những ảnh hưởng bất lợi của tỷ suất lưu động thấp. Đồng thời, việc nâng cao mức quay vòng của các khoản phải thu còn có thể làm giảm bớt kinh phí thu nợ và tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư TSNH của DN tăng lên tương đ ối. Ngược lại, nếu tỷ số này cao thì DN cần phải tiền hành phân tích chính sách bán hàng đ ể tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp, có thể do kết quả thực hiện một chính sách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà khắc làm cho lượng tiêu thụ bị hạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có Kỳ thu nợ bán chịu cao.
Điều đáng lưu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể được đánh giá là rất tốt, nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị các khoản phải thu. Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiện những khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Vòng quay TSCĐ:
Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần / TSCĐ
Trong đó, giá trị TSCĐ là giá trị thuần của các loại TSCĐ tính theo giá tr ị ghi sổ kế toán, tức nguyên giá của TSCĐ khấu trừ phần hao mòn TSCĐ dồn đến thời điểm tính.
Tỷ số này phản ánh tình hình quay vòng c ủa TSCĐ, và là m ột chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng TSCĐ (nói lên cư ờng độ sử dụng TSCĐ, đồng thời cũng cho biết đặc điểm, nghành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư). Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ của DN, hay nói cách khác là m ột
đồng đầu tư cho TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của DN tốt đã tạo ra doanh thu cao so với TSCĐ, chứng tỏ việc đầu tư vào TSCĐ của DN là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao. Ngược lại, nếu vòng quay TSCĐ không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của DN không mạnh. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại.
- Vòng quay TSNH:
Vòng quay TSNH = Doanh thu thuần / TSNH
Trong đó, TSNH bao g ồm tiền và các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho) và các tài sản ngắn hạn khác.
Tỷ số này phản ánh tình hình vòng quay TSNH, và là m ột chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng TSNH. Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSNH của DN, hay nó cho biết đầu tư một đồng vào TSNH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong m ột năm. Tỷ số này cao chứng tỏ việc đầu tư TSNH của DN là đúng đắn, tạo ra hiệu suất sử dụng cao. Ngược lại, nếu tỷ số này thấp, chứng tỏ rằng năng lực kinh doanh của DN không mạnh.
- Vòng quay Tổng tài sản:
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Trong đó, tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của DN bao gồm cả