IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V Tài sản dài hạn khác
4. Tỷ số về khả năng sinh lã
3.3.1. Những mặt tích cực về tình hình tài chính
3.3.1.1. Về việc thực hiện mục tiêu kế hoạch
Bảng 3.12 dưới đây cho ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Công ty. Một điều dễ dàng nhận thấy là hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch Công ty đặt ra đều được hoàn thành vượt mức với con số rất ấn tượng.
Bảng 3.12. Tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu SXKD năm 2013
Đơn vị: Triệu đồng
TT Nội dung Thực hiện năm trước
Năm nay So sánh (%)
Kế hoạch Thực hiệnThực hiện/ Kế hoạch
So với thực hiện năm trước
1 Doanh thu 146.772 137.392 164.601 119.80 112.15
2 Lợi nhuận sau thuế 2.088 2.769 2.770 100.04 132.66
3 Nộp ngân sách 5.135 6.442 6.532 101.40 127.21
4 Thu nhập bình quân 3.7 3.80 4.40 115.79 118.92
5 Giá trị tăng thêm 19.718 20.863 22.551 108.09 114.37
6 Tỷ suất LN/Vốn KD 4 5 5 100.00 125.00
7 Tỷ suất LN/DT 1.40 2 2.28 114.00 162.86
(Nguồn: Phòng kế toán)
Năm 2013, tất cả các chỉ tiêu đặt ra đều được hoàn thành so với kế hoạch rất cao: Doanh thu tăng 19,8%, lợi nhuận sau thuế tăng 0,04%, nộp ngân sách tăng 1,4%, thu nhập bình quân tăng 15,79%, giá trị tăng thêm 8,09%, tỷ suất LN/DT tăng 14%.
Mặc dù mục tiêu đều được hoàn thành với kết quả khả quan tuy nhiên cũng có những điểm cần phải xem xét đối với công tác phân tích dự báo và hoạch định. Việc phân tích dự báo cần phải được xem xét kỹ càng dựa trên những cơ sở về nguồn lực của Công ty và tình hình diễn biến trên thị trường để từ đó có thể đưa ra những mục tiêu không chỉ đảm bảo việc thực hiện mà còn phải sát với tình hình thực tế. Mục tiêu sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động của Công ty. Mục tiêu cao quá sẽ khó đạt được còn mục tiêu thấp quá sẽ khiến cho nguồn lực của Công ty không được tận dụng triệt để gây lãng phí.
3.3.1.2. Về việc quản lý các nguồn lực tài chính
a. Khả năng đa dạng hóa các nguồn vốn huy động
Trong việc huy động vốn Công ty đã có những nỗ lực đáng kể, nhất là từ nguồn vốn vay ngân hàng đã giúp các công ty vượt qua các khó khăn khi nguồn vốn sản xuất kinh doanh đang thiếu hụt. Đồng thời cơ chế huy động vốn của Công ty đã tạo điều kiện để công ty có sự chủ động trong việc tìm và thu hút vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau.
Cơ chế hạch toán độc lập đối với Công ty TNHH đã tạo điều kiện mở rộng quyền tự chủ tài chính đã thúc đẩy và phát huy khả năng huy động vốn rất linh hoạt và năng động, phát huy được tinh thần chủ động nắm thời cơ, đầu tư kịp thời, đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh đó, Quy chế tài chính của Công ty cũng quy định cùng với việc trao quyền chủ động đối với việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn hiện có.
Nhìn chung hoạt động thu hút vốn đầu tư, các dự án của Công ty đều đã được triển khai thực hiện, song tình trạng đơn đặt hàng ít, máy móc thiết bị rơ rão, cũ, lạc hậu đã gây không ít khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Quản lý tiền mặt
Mọi giao dịch tài chính của Công ty đều được ghi lại đầy đủ trong hệ thống sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng. Hệ thống này được kiểm tra, kiểm soát hàng ngày, đảm bảo cho việc quản lý tiền của Công ty không bị thất thoát, mọi nghiệp vụ thu chi đều được hạch toán đầy đủ để cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác cho nhà quản lý trong từng thời điểm.
Công ty thực sự đề cao vai trò của ngân hàng, là đối tác góp phần giúp Công ty thực hiện tốt việc quản lý tiền mặt. Nhờ duy trì giao dịch giữa Công ty và ngân hàng được thực hiện thường nhật mà các hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt và kịp thời, thời gian thu hồi tiền của khách hàng về tài khoản của Công ty được thực hiện rất nhanh chóng và chính xác. Mặt khác, Công ty cũng có thể đối chiếu và thường xuyên kiểm tra tính tin cậy của hệ thống thanh toán, qua đó giúp Công ty đánh giá được hiệu quả giữa chi phí phải trả của dịch vụ ngân hàng và lợi ích thu được đối với quản lý tiền mặt tại ngân hàng mà Công ty đang duy trì tài khoản.
Công tác thiết lập các hạn mức thanh toán chưa được hệ thống chặt chẽ dẫn đến việc tồn trữ quá nhiều tiền mặt tại quỹ vì tiền mặt tại quỹ là tiền không sinh lời, đồng thời Công ty cũng không tránh được những rủi ro của giao dịch tiền mặt quá nhiều so với các hoạt động giao dịch thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên việc sử dụng vốn bằng tiền nói chung vẫn chưa được tính toán một cách hợp lý nhằm sử dụng nguồn tiền một cách linh hoạt và đạt hiệu quả.
c. Quản lý tồn kho
Công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty được thực hiện một cách chặt chẽ, cụ thể theo kế hoạch, có sự linh hoạt so với sự biến động của thị trường cũng như những thay đổi của đơn hàng nên khi có đơn đặt hàng, Phòng kỹ thuật soạn thảo định mức sản xuất sản phẩm. Vì vậy lượng nguyên vật liệu, thành phẩm được dự trữ phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, chứng tỏ năng lực dự đoán lập kế hoạch và sự phân tích thị trường của Công ty được đánh giá tốt. Bên cạnh đó hệ thống kho hàng của công ty được bảo vệ chặt chẽ, an toàn tránh được những rủi ro về phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên việc sản xuất sản phẩm theo định mức, nên nhiều khi định mức được ra thừa, sản xuất sản phẩm xong vẫn còn nguyên vật liệu không dùng hết, quá trình kiểm soát lại không có, do đó tài sản sẽ thất thoát, không kiểm soát được.
d. Quản lý đầu tư, mua sắm và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Công tác quản lý TSCĐ được thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ. Hồ sơ về TSCĐ được phân loại theo quy định và giao trách nhiệm quản lý cho từng bộ phận trực tiếp sử dụng. Việc kiểm tra, đối chiếu tình hình sử dụng và phản ánh chính xác tình hình tăng, giảm về lượng và giá trị TSCĐ trên sổ sách cũng được tiến hành đều đặn nhằm đánh giá lại chính xác giá trị tài sản tại các thời điểm, qua đó phản ánh đúng năng lực của TSCĐ và có phương pháp khấu hao phù hợp.
e. Quản lý nguồn vốn
Như ta đã thấy trong quá trình phân tích nguồn vốn của Công ty TNHH MTV 27 ở trên, cơ cấu vốn của Công ty có một tỷ trọng lớn là nguồn vốn chủ sở hữu, 100% vốn ngân sách. Đối với một doanh nghiệp quốc phòng hoạt động về lĩnh
vực cơ khí như Công ty TNHH MTV 27 không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên cứ tiếp tục duy trì cơ cấu vốn quá nhiều vốn chủ sở hữu thì trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp thường hoạt động một cách trì trệ, không phát huy khả năng cạnh tranh, thế mạnh của doanh nghiệp, nên khả năng sinh lời không cao. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một cơ cấu vốn thích hợp và thích ứng với điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. Việc tiếp tục duy trì cơ cấu, cơ chế phụ thuộc như thế cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Điều quan trọng trong quản lý nguồn vốn là việc tìm những nguồn vốn thích hợp cho mỗi hoạt động đầu tư mua sắm để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như thu hồi vốn, khả năng sinh lời.
f. Quản lý vốn kinh doanh
Bên cạnh việc quản lý nguồn vốn, việc quản lý tốt tài sản là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Phân tích đã cho thấy Công ty đã có sự chuyển biến trong việc quản lý tài sản bằng việc giảm tỷ trọng hàng tồn kho. Tuy nhiên, việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn cho dù cơ cấu của các khoản phải thu như thế nào đi nữa vẫn cho thấy tình trạng vốn của Công ty đang bị chiếm dụng nhiều. Đây là một lãng phí vì hiện nay chi phí cơ hội của những khoản vốn như thế là rất lớn.
Công ty cũng cần phải có sự chú ý vào việc đầu tư tài sản cố định. Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ giúp nâng cao hiệu suất và rút ngắn thời gian sản xuất. Với những quyết định đầu tư đúng đắn và những quyết định đúng chỗ sẽ cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất nhiều.