PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀ
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp so sánh thống kê
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động quản lý tài chính của Công ty giữa các năm, các thời kỳ, hoặc cơ cấu của các vốn trong tổng số,...
- Xác định gốc để so sánh:
+ Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của mục tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước.
+ Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh
- Kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối.
+ So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích
+ So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.
2.2.4.2. Phương pháp mô tả thống kê
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình quản lý tài chính của Công ty.