IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V Tài sản dài hạn khác
4. Tỷ số về khả năng sinh lã
3.3.2. Những mặt hạn chế về tình hình tài chính cần khắc phục
3.3.2.1. Tổ chức hai chức năng kế toán và tài chính trong một phòng kế toán không có sự phân định rõ ràng
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, rất nhiều doanh nghiệp được thành lập có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đại đa số các doanh nghiệp đều chưa hình thành bộ phận quản lý tài chính và chức năng giám đốc tài chính.
Trong nhiều doanh nghiệp, những nhiệm vụ chức năng của giám đốc tài chính và bộ phận quản lý tài chính đã mặc nhiên giao cho một phó giám đốc và kế toán trưởng làm thay.
Với Công ty TNHH MTV 27, Trưởng phòng kế toán là người phụ trách toàn bộ hệ thống kế toán tài chính Công ty, tuy nhiên trong Luật kế toán thì kế toán trưởng lại không có chức năng nhiệm vụ của Giám đốc tài chính. Do đó có khá nhiều việc Kế toán trưởng có thể làm hoặc không làm cũng không phải chịu trách nhiệm. Điều này là một trong những nguyên nhân tạo ra một khoảng trống về quản lý tài chính trong công ty.
Về mặt cơ cấu, Công ty gộp cả hai chức năng kế toán và tài chính thành một hệ thống, ghi nhận hệ thống này tồn tại cả hai chức năng là kế toán và tài chính. Tuy nhiên trên thực tế cả bộ máy kế toán tài chính này đều chỉ nghiêng về chức năng kế toán, thống kê hơn cả, chức năng quản lý tài chính của Công ty gần như không hoạt động hoặc có hoạt động thì hiệu quả rất thấp.
Các chuyên viên của Công ty chỉ biết công việc của mình là hạch toán kế toán, ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân loại và tổng hợp số liệu mà thiếu hẳn các kỹ năng phân tích, đánh giá và sự nhạy bén cần thiết trong việc chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu trong từng thời kỳ hoạt động của Công ty.
Thực tế cán bộ kế toán giầu kinh nghiệm của Công ty thì giỏi về nghiệp vụ nhưng lại chưa cập nhật kiến thức về quản lý tài chính hiện đại còn các cán bộ trẻ kế cận lại xem nhẹ sự quan trọng của việc tiếp thu thông tin của môi trường kinh tế.
3.3.2.2. Công tác phân tích tài chính của công ty chưa đầy đủ
Phân tích tài chính là cơ sở rất quan trọng để lập kế hoạch kinh doanh và lập dự báo kế hoạch tài chính trong thời gian sắp tới. Các thông tin thu được từ phân tích, đánh giá hiện trạng tài chính nếu thực hiện tốt sẽ là những căn cứ chính xác để lập dự báo kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo.
Tuy nhiên, công tác phân tích tài chính của Công ty lại chưa được quan tâm, chú trọng, nhằm mục đích đánh giá hiện trạng tài chính của công ty mà chủ yếu
thực hiện tổng hợp thông tin thành các báo cáo đáp ứng yêu cầu của các cấp quản lý và cả những đối tượng bên ngoài Công ty.
Đánh giá khả năng sinh lời là công việc tổng hợp nhất, quan trọng nhất trong công tác phân tích tài chính vì để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp các nhà phân tích tài chính thường phải có khả năng kết hợp các đánh giá về các tỷ số tài chính khác có liên quan và từ cơ sở này có thể đưa ra được những đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của Công ty.
Tuy nhiên công tác phân tích tài chính của Công ty hiện nay vẫn mới chỉ áp dụng hai phương pháp phân tích truyền thống là phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích so sánh. Hai phương pháp này chỉ dừng lại ở mức độ phân tích theo chiều ngang để biết được quy mô và tốc độ tăng giảm của từng chỉ tiêu theo thời gian.
Ngoài ra, phương pháp phân tích kết cấu theo tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng số cũng có được áp dụng nhưng chưa thực sự nhằm mục đích khai thác một cách có hiệu quả nguồn dữ liệu đã thu thập được mà chỉ để phục vụ công tác lập báo cáo tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lời và mức độ rủi ro về tài chính vẫn là khâu yếu nhất trong phân tích tài chính Công ty. Các tỷ số tài chính được tính và phân tích rời rạc mà chưa thực hiện áp dụng phân tích theo mô hình về mối liên hệ giữa các tỷ số.
3.3.2.3. Kiểm tra kiểm soát tài chính chưa đủ mạnh
Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của công ty đã có những bước thực hiện rất chi tiết, nhưng bộ phận kiểm tra, kiểm soát này lại không có sự tách biệt và độc lập với bộ phận kế toán tài chính nên tuy được tuân thủ rất đầy đủ các nội dung kiểm tra, nhưng công tác này chưa thực sự đủ mạnh, nên hiệu quả còn thấp.
Mặt khác, do Công ty chưa có quy định cụ thể về chế độ kiểm soát tài chính và trách nhiệm xử lý khi phát hiện sai sót, nên trong quá trình kiểm tra, kiểm soát. Điều này khiến cho sự tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán chưa nghiêm túc Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Công ty mới chỉ có hiệu quả ở hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước, chứ chưa thực sự xuất
phát từ nhu cầu và đặc thù của Công ty, nên đã hạn chế tính chủ động trong việc ngăn ngừa các hoạt động đi chệch hướng với mục tiêu quản lý tài chính đã đề ra.
Chương 4