Thang đo các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu các lý do tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên smartphone tại tp hồ chí minh (Trang 42 - 48)

Tổng hợp từ cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2, thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này được phát triển từ các nghiên cứu trước của những nhà nghiên cứu (Andersson & Frost, 2013; Hsiu et al., 2013; Shin, 2012); Có bảy khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này và tất cả đều là các thang đo đơn hướng gồm: (1) Giá trị chức năng, (2) Giá trị xã hội , (3) Giá trị cảm xúc, (4) Giá trị tri thức, (5) Giá trị điều kiện, (6) Giá trị thẩm mỹ, và (7) Thói quen. Trong đó, các thang đo yếu tố (1), (2), (3), (4),(5) được kế thừa, bổ sung và hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Hiu et al (2013); thang đo yếu tố (6) được phát triển và hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Lai (1995) và Shin (2012); và thang đo yếu tố (7) được tác giả phát triển từ nghiên cứu của Cooper (2001), Khare & Inman (2006), Seetharaman (2004) và Wood et al. (2002). Tất cả các biến quan sát được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm, thay đổi từ bậc 1 là hoàn toàn không đồng ý đến bậc 5 là hoàn toàn đồng ý, tên các biến được đặt theo tên tiếng anh của các yếu tố, gồm phần chữ được viết tắt bằng chữ in hoa và phần số thể hiện thứ tự phát biểu trong từng yếu tố đo lường.

A.Thang đo lý thuyết

Thang đo lý thuyết gồm 40 biến quan sát dùng để tìm hiểu tác động của các yếu tố độc lập đến biến phụ thuộc hay đo lường ảnh hưởng của các lý do đến ý định sử dụng ứng dụng trên Smartphone trường hợp tại TP.HCM. Cụ thể như sau:

- 36 biến quan sát đo lường các biến độc lập gồm:

 6 biến quan sát đo lường Giá trị chức năng.

 7 biến quan sát đo lường Giá trị xã hội.

 5 biến quan sát đo lường Giá trị cảm xúc.

31

 4 biến quan sát đo lường Giá trị thẩm mỹ.

 4 biến quan sát đo lường Giá trị điều kiện.

 5 biến quan sát đo lường khái niệm Thói quen.

- 4 biến quan sát đo lượng biến phụ thuộc là ý định sử dụng.

Ngoài ra, bảng khảo sát còn thu thập các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát như: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thời gian sử dụng ứng dụng nhằm phân tích ảnh hưởng của các biến phân loại này đến kết quả.

B. Kết quả hiệu chỉnh và thang đo chính thức

Các đối tượng tham gia thảo luận là các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực phát triển ứng dụng trên điện thoại di động và các chuyên viên kiểm thử phần mềm ứng dụng, đối tượng được hẹn trước bằng điện thoại hoặc qua email tại một địa điểm thuận tiện có không gian yên tĩnh. Các buổi thảo luận diễn ra từ 20 – 30 phút, dựa trên dàn bài chi tiết Phụ lục 1, diễn tiến buổi thảo luận như sau:

- Bước đầu, mỗi chuyên viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi nhằm mục đích xác định các yếu tố nào thuộc giá trị cảm nhận có ảnh hưởng đến ý định sử dụng, và đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đó.

- Tiếp sau đó, các chuyên gia xem xét qua bảng câu hỏi khảo sát và cho biết họ có đồng tình với các phát biểu hay không; họ giúp các nhận xét các phát biểu có rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu hay không và các phát biểu nào cần thiết cho nghiên cứu và phát biểu nào có thể lược bỏ.

Kết quả thảo luận tay đôi, các chuyên viên đều đồng ý các nhóm yếu tố trên có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng, tuy nhiên cần lược bỏ 2 phát biểu trong nhóm Giá trị xã hội do phát biểu không hay và dễ gây phản ứng ngược với đáp viên, hay vì phát biểu không rõ nghĩa. Do vậy thang đo còn lại 38 biến quan sát và tiếp tục được hoàn thiện thông qua khảo sát thử với 20 đáp viên để có được thang đo chính thức tham khảo Phụ lục 2.

32

Như vậy, thang đo lý thuyết ban đầu sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ một số phát biểu đã được loại bỏ hay chỉnh sửa về ngôn ngữ cho phù hợp với nguyên cứu chính thức, các hiệu chỉnh cụ thể như sau:

Nhóm Giá trị xã hội (SV)

Bảng 3.1 Thang đo lý thuyết Giá trị xã hội

1 Các ứng dụng giúp tôi hoà nhập tốt hơn với cộng đồng

2 Sử dụng ứng dụng di động giúp tôi cải thiện các mối quan hệ lâu ngày 3 Tôi kết nối với bạn bè nhiều hơn nhờ các ứng dụng.

4 Sử dụng ứng dụng di động giúp tôi nắm bắt sự đổi mới của môi trường công nghệ 5 Sử dụng ứng dụng giúp tôi cải thiện nhận thức về thế giới

6 Tôi sử dụng ứng dụng để có được sự chú ý từ mọi người 7

Sử dụng các ứng dụng giúp bạn có được một thế giới mới và tạo được phong cách riêng cho mình

Loại bỏ hai phát biểu: số 6 do phát biểu không hay và dễ gây phản ứng ngược với đáp viên và số 7 do phát biểu không rõ nghĩa. Phát biểu số 3 được hiệu chỉnh từ ngữ phát biểu số 3 từ “ nhờ” thành cụm từ “ thông qua” và giữ nguyên ý nghĩa so với thang đo lý thuyết.

Nhóm Giá trị điều kiện (CV)

Bảng 3.2 Thang đo lý thuyết Giá trị điều kiện 1 Tôi sẽ chọn sử dụng ứng dụng tìm đường đi khi bị lạc

2

Bất kể thời gian và không gian nào tôi cũng có thể sử dụng ứng dụng di động để tìm hiểu điều tôi muốn mà không phiền đến người khác

3

Ứng dụng di động có thể cung cấp các thông tin theo thời gian thực hỗ trợ tôi ra quyết định như: xem giá chứng khoáng, xem thời tiết...

4 Tôi không gặp khó khăn về giới hạn độ tuổi và khoảng cách khi sử dụng ứng dụng

Các phát biểu không thay đổi về mặt ý nghĩa so với thang đo lý thuyết, nhưng có hiệu chỉnh về mặt từ ngữ như sau:

33 - Phát biểu số 3 bỏ cụm từ “có thể ”.

- Phát biểu số 4 hiệu chỉnh cụm từ “khó khăn về giới hạn” thành “giới hạn về” và thêm cụm “ xem lịch chiếu phim” để làm rõ ý nghĩa hơn.

Nhóm giá trị thẩm mỹ (AV)

Bảng 3.3 Thang đo lý thuyết Giá trị thẩm mỹ 1 Giao diện của ứng dụng di động thân thiện

2 Tôi muốn ứng dụng hỗ trợ công cụ trang trí giao diện cá nhân theo cách riêng của tôi

3

Ứng dụng di động được phối hợp màu sắc hài hoà dễ nhìn không gây khó chịu phản cảm cho tôi khi dùng ứng dụng

4

Các thanh công cụ, vùng làm việc thiết kế phù hợp không che khuất nội dung hay gây trở ngại khi tôi đang theo dõi

Các phát biểu được hiệu chỉnh về từ ngữ như sau:

- Phát biểu số 1 thêm cụm từ “với người dùng” ở cuối câu để làm rõ nghĩa.

- Phát biểu số 2 hiệu chỉnh cụm từ “trang trí ” thành “ thiết lập”.

- Phát biểu số 3 bỏ cụm từ “dễ nhìn” và “phản cảm” và hiệu chỉnh cụm từ “dùng ứng dụng” thành “sử dụng”.

Nhóm Thói quen (BH)

Bảng 3.4 Thang đo lý thuyết Thói quen 1 Tôi sử dụng ứng dụng di động ở mọi lúc có thể 2 Tôi vẫn mở ứng dụng di động khi không sử dụng tới 3 Tôi mở ứng dụng tại bất kì nơi nào như một thói quen 4 Khi làm việc/ học tập tôi vẫn mở ứng dụng di động bên cạnh. 5 Trong khi ngủ tôi vẫn để ứng dụng chạy tự động

Các phát biểu được hiệu chỉnh về từ ngữ như sau:

- Phát biểu số 1 sửa từ “lúc” thành “ thời điểm”

- Phát biểu số 3 bỏ cụm “như một thói quen”

34

Nhóm đo lường Ý định sử dụng (BI)

Bảng 3.5 Thang đo lý thuyết Ý định sử dụng

1 Tôi có ý định tiếp tục sử dụng các ứng dụng di động trong 6 tháng tiếp theo 2 Dù đã có nhiều ứng dụng trên di động nhưng tôi vẫn sẽ tải ứng dụng phù hợp mới

3 Khi có vấn đề gì đó có thể xử lý được bằng các ứng dụng thì tôi sẽ không ngần ngại sử dụng chúng

4 Tôi mong đợi được sử dụng nhiều ứng dụng di động mới trong tương lai

Các phát biểu không thay đổi về mặt ý nghĩa so với thang đo lý thuyết, nhưng có hiệu chỉnh về mặt từ ngữ như sau:

- Phát biểu số 1 được hiệu chỉnh rút ngắn thành “Tôi sẽ vẫn sử dụng các ứng dụng trong 6 tháng tới”.

- Phát biểu số 4 được hiệu chỉnh làm rõ nghĩa thành “Tôi mong đợi được sử dụng nhiều ứng dụng di động mới có chất lượng và các tính năng vượt trội hơn trong tương lai”.

Sau quá trình hiệu chỉnh và khảo sát thử thang đo cuối cùng gồm 38 biến quan sát đo lường cho 7 nhóm yếu tố được hoàn thiện như sau:

Bảng 3.6 Thang đo các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone của người tiêu dùng.

STT MÃ HOÁ DIỄN GIẢI Giá trị chức năng (Functional Value)

1 FV1 Các tính năng của ứng dụng giúp tôi cải thiện hiệu suất làm việc 2 FV2 Ứng dụng di động cho kết quả xử lý yêu cầu như tôi mong muốn 3 FV3 Tôi sẵn lòng trả phí cho ứng dụng quan tâm/ yêu thích

4 FV4 Công cụ của ứng dụng di động dễ hiểu, dễ sử dụng

5 FV5 Các công cụ của ứng dụng được thiết kế thuận tiện khi thực hiện thao tác 6 FV6 Sử dụng các ứng dụng giúp tôi tiết kiệm thời gian

Giá trị xã hội (Social Value)

35

8 SV2 Sử dụng ứng dụng di động giúp tôi cải thiện các mối quan hệ lâu ngày 9 SV3 Tôi kết nối với bạn bè nhiều hơn thông qua các ứng dụng.

10 SV4 Sử dụng ứng dụng di động giúp tôi nắm bắt sự đổi mới của môi trường công nghệ

11 SV5 Sử dụng ứng dụng giúp tôi cải thiện nhận thức về thế giới đang xảy ra xung quanh mình

Giá trị cảm xúc (Emotional Value)

12 EmV1 Tôi cảm thấy thú vị khi sử dụng các ứng dụng

13 EmV 2 Các ứng dụng điện thoại di động đem lại cho tôi niềm vui 14 EmV 3 Các ứng dụng điện thoại di động giúp tôi giảm căng thẳng

15 EmV 4 Tôi cảm thấy đang được thưởng thức nhiều điều mới lạ khi sử dụng ứng dụng 16 EmV 5 Tôi thấy không bị lạc hậu khi sử dụng các ứng dụng

Giá trị tri thức (Epistemic Value)

17 EpV1 Ứng dụng di động khơi dậy sự tò mò của tôi 18 EpV 2 Ứng dụng di động giúp tôi tiếp cận tri thức mới

19 EpV 3 Ứng dụng di động giúp tôi dễ dàng tìm hiểu, khám phá điều mới lạ mà tôi mong muốn

20 EpV 4 Ứng dụng di động giúp tôi sáng tạo hơn trong công việc/ học tập

21 EpV 5 Ứng dụng di động giúp tôi khám phá cách thức mới để làm việc/ học tập

Giá trị điều kiện (Conditional Value)

22 CV1 Tôi sẽ chọn sử dụng ứng dụng tìm đường đi khi bị lạc

23 CV2 Bất kể thời gian và không gian nào tôi cũng có thể sử dụng ứng dụng di động để tìm hiểu điều tôi muốn mà không quấy rầy người khác

24 CV3 Ứng dụng di động cung cấp các thông tin trong thời gian thực hỗ trợ tôi ra quyết định như: xem giá chứng khoán, xem thời tiết, xem lịch chiếu phim... 25 CV4 Tôi không gặp giới hạn về độ tuổi và khoảng cách khi sử dụng ứng dụng

Giá trị thẩm mỹ (Aesthetic Value)

26 AV1 Giao diện của ứng dụng di động thân thiện với người dùng

27 AV2 Tôi mong muốn ứng dụng hỗ trợ công cụ thiết lập giao diện theo cách riêng

của tôi

28 AV3 Ứng dụng di động được phối hợp màu sắc hài hoà không gây khó chịu khi sử dụng

29 AV4 Các thanh công cụ, vùng làm việc thiết kế phù hợp không che khuất nội dung

36

Thói Quen (Habit)

30 HB1 Tôi sử dụng ứng dụng di động ở mọi thời điểm có thể 31 HB2 Tôi vẫn mở ứng dụng di động khi không sử dụng tới 32 HB3 Tôi mở ứng dụng tại bất kì nơi nào

33 HB4 Trong lúc làm việc/ học tập tôi vẫn mở ứng dụng di động bên cạnh. 34 HB5 Trong khi ngủ tôi vẫn để ứng dụng chạy tự động

Ý định sử dụng của người tiêu dùng (Behavioral Intention)

35 BI1 Tôi sẽ vẫn sử dụng các ứng dụng trong 6 tháng tới

36 BI2 Dù đã có nhiều ứng dụng trên di động nhưng tôi vẫn sẽ tải ứng dụng phù hợp mới

37 BI3 Khi có vấn đề gì đó có thể xử lý được bằng các ứng dụng thì tôi sẽ không ngần ngại sử dụng chúng

38 BI4 Tôi mong đợi được sử dụng nhiều ứng dụng di động mới có chất lượng và các tính năng vượt trội hơn trong tương lai

Một phần của tài liệu các lý do tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên smartphone tại tp hồ chí minh (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)