3.3.1 Mẫu nghiên cứu
Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp phi xác suất – thuận tiện. Đối tượng điều tra là người sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh liên tục trên 6 tháng từ 18 đến 45 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Ngọc Mộng (2008a), kích thước mẫu tối thiểu phải bằng 4 hay 5 lần số biến quan sát. Trong bảng câu hỏi khảo sát có 38 biến quan sát, do đó kích thước mẫu tối thiểu phải là n = 38 x 5 = 190. Vì vậy, kích thước mẫu được chọn trong nghiên cứu này phải đạt từ 190 trở lên.
3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp và khảo sát online trên Internet dựa trên bảng câu hỏi đã xây dựng và điều chỉnh qua nghiên cứu định lượng. Và trong bảng câu hỏi ngoài thang đo để đo lường còn được thiết kế thêm một số câu hỏi phụ để gạn lọc đúng đối tượng và một số câu hỏi thông tin cá nhân người dùng. Để đạt
37
được cỡ mẫu yêu cầu trên, 300 bảng câu hỏi đã được phát ra, thu về được 283 bảng và có 267 bảng hợp lệ được sử dụng cho phân tích dữ liệu.
3.4 Các bước phân tích dữ liệu
Hoàn tất việc thu thập dữ liệu, tiếp sau đó các bảng câu hỏi được sàng lọc thủ công loại bỏ những bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu, những bảng câu hỏi không đạt yêu câu có và bị loại bỏ có thể là do thông tin bị bỏ trống hoặc các phát biểu đều nhận cùng một lựa chọn. Dữ liệu sau khi được làm sạch thủ công sẽ được xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 20.0 theo các bước chính sau:
Nhập liệu, mã hoá và làm sạch dữ liệu: các biến độc lập và biến phụ thuộc trong nghiên cứu được ký hiệu như trong mô tả phần thang đo chính thức bảng 3.1, riêng phần thông tin các nhân được mã hoá trong bảng 3.2. Tiếp theo đó, các bảng tần số được thiết lập cho tất cả các biến nhằm phát hiện các giá trị lạ do lỗi nhập các biến để hiệu chỉnh làm sạch dữ liệu lần 2.
Thống kê mô tả mẫu dữ liệu.Dùng phân phối tần số để mô tả đặc điểm về mẫu nghiên cứu: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian sử dụng ứng dụng di động và thống kê mô tả các biến quan sát định lượng.
Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo các thang đo, phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại đi những biến quan sát không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 được xem xét loại bỏ.
Nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm khám phá độ hội tụ của các biến thành phần về các khái niệm nghiên cứu, loại bỏ các biến đo lường tách rời các khái niệm không đạt yêu cầu. Chỉ số sử dụng để xem xét: KMO (Kaiser Meyer Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên; các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 đều bị loại; phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố Principal Coopnent với phép quay Varimax và điểm
38
dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phân tích tương quan Pearson’s giữa các nhân tố để tính toán mức độ liên hệ tuyến tính của những nhân tố còn lại nhằm kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.
Phân tích hồi quy bội với độ tin cậy 95%. Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có dạng như sau:
Y = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 +5X5 +6X6 + 7X7 Trong đó:
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 là các hệ số hồi quy.
- Y là biến phụ thuộc, phản ánh mức độ sử dụng ứng dụng trên Smartphone. - X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập lần lượt là: Giá trị chức năng,
Giá trị xã hội , Giá trị cảm xúc, Giá trị tri thức, Giá trị thẩm mỹ, Thói quen và Giá trị điều kiện.
Phân tích ảnh hưởng của các đại lượng thống kê mô tả đến biến phụ thuộc bằng kiểm định trung bình Independent- samples T-test đối với 2 mẫu độc lập và phân tích phương sai ANOVA.
Bảng 3.7 Mã hoá các biến thông tin cá nhân
Tên biến Mã hoá
Giới tính Nữ = “0”; Nam = “1”
Độ tuổi 18-22 = “1”; 23-26 = “2”; 27-32= “3”; 33-37= “4”; 38-45= “5” Trình độ học vấn Trung cấp = “1’; Cao đẳng = “2”; Đại học = “3”; Sau đại học = “4” Nghề nghiệp Sinh viên = “1”; NVVP = “2”; IT = “3”; KD/BH = “4”; Khác = “5” Thu nhập Thấp hơn 5 triệu = “1”; từ 5 đến 10 triệu = “2”; trên 10 triệu = “3” Thời gian sử dụng 0,5 năm - 2 năm = “1”; 2 năm – 4 năm = “2”; trên 4 năm = “3”
39
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Như vậy, trong chương 3 tác giả đã trình bày rõ các bước quy trình thực hiện nghiên cứu và cách thực hiện nghiên cứu cũng như phương pháp thu thập, chọn mẫu và cách thức xử lý số liệu khảo sát phục vụ cho đề tài.
Các bước phát triển thang đo và bảng thang đo điều chỉnh sau khi nhận góp ý của các thành viên trong cuộc phỏng vấn đã được trình bày chi tiết, thang đo này sẽ được đưa vào thực hiện nghiên cứu chính thức khảo sát thực tế thu thập dữ liệu phục vụ cho phần phân tích kết quả thực nghiệm của nghiên cứu.
Trong chương tiếp theo sẽ trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu và các bàn luận kết quả nghiên cứu.
40
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Sau khi tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu trong chương 3, tiếp theo chương 4 sẽ trình bày và giải thích cụ thể về kết quả nghiên cứu bao gồm các vấn đề chính sau: thống kê mô tả dữ liệu khảo sát, đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố; tiếp đến là phân tích hồi quy và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết về sự khác biệt.
4.1 Thống kê mô tả
Từ 300 bảng câu hỏi được phát ra và thu hồi về 283 bảng, có 19 bảng câu hỏi bị loại bỏ do các đáp viên trả lời thiếu thông tin, còn lại 267 bảng câu hỏi phù hợp được nhập liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
4.1.1 Đặc điểm mẫu quan sát
Cơ cấu dữ liệu mẫu thu thập được về phần thông tin cá nhân bảng 4.1 được mô tả như sau:
Mẫu quan sát bao gồm có 53,9% đối tượng đáp viên là Nam và tỷ lệ đáp viên là Nữ chiếm 46,1% trên tổng số 267 đáp viên trong mẫu khảo sát được. Các đối tượng này phân bố trong 5 nhóm tuổi và tập trung nhiều ở các độ tuổi 23-26 có 91 người (34,1%), 27-32 với 79 người (29,6%) và 18-22 có 71 người (26,6%). Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ Nam sử dụng ứng dụng vẫn nhiều hơn so với Nữ và ở các độ tuổi trẻ hơn luôn có mức độ sử dụng ứng dụng cao hơn.
Về nghề nghiệp số lượng người là IT đạt cao nhất 30,0%, nhân viên văn phòng giữ vị trí thứ hai với tỷ lệ 24,3%, sinh viên có tỷ lệ 20,6%, nhóm kinh doanh/ bán hàng/ marketing chiếm 18% và nhóm ngành nghề khác chiếm tỷ lệ 7,1% trong mẫu khảo sát điều này cho thấy việc sử dụng các ứng dụng phân bổ khá đồng đều ở các ngành nghề trên. Tuy nhiên, ở các bậc trình độ học vấn khác nhau thì có sự khác biệt nhiều, tương ứng với bậc học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học lần lượt là: 14,6%; 7,5%; 64,8%;13,1% theo mẫu khảo sát thu được.
41
Đối với câu hỏi về thu nhập các nhóm khảo sát được có sự khác biệt không đáng kể nhóm cao nhất có mức thu nhập từ 5-10 triệu với 105 người (39,3%), tiếp theo là nhóm trên 10 triệu có 97 người (36,3%) và cuối cùng là nhóm thu nhập dưới 5 triệu có 65 người (24,3%). Về câu hỏi khảo sát thời gian sử dụng ứng dụng liên tục thì tỷ lệ cao nhất ở nhóm có thời gian sử dụng từ 2 năm – 4 năm với tỷ lệ 41,6%, kế tiếp là nhóm từ 0,5 năm – 2 năm có tỷ lệ 37,5% và tỷ lệ ít nhất thuộc nhóm có thời gian sử dụng trên 4 năm, các mức tỷ lệ không chênh lệch quá nhiều nhưng vẫn cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm trên.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu theo đặc điểm cá nhân
Số lượng phần tử của mẫu 267
Giới tính Tần số (người) Tần suất (%)
Nam Nữ 144 123 53,9 46,1 Độ tuổi 18-22 23-26 27-32 33-37 38-45 71 91 79 22 4 26,6 34,1 29,6 8,2 1,5 Trình độ học vấn Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học 39 20 173 35 14,6 7,5 64,8 13,1 Nghề nghiệp Sinh viên
Nhân viên văn phòng IT
Kinh doanh/ bán hàng/ Marketing Khác 55 65 80 48 19 20,6 24,3 30,0 18,0 7,1 Thu Nhập
42 Dưới 5 triệu 5 triệu – 10 triệu Trên 10 triệu 65 105 97 29,3 39,3 36,3 Thời gian sử dụng 0,5 năm – 2 năm 2 năm – 4 năm Trên 4 năm 100 111 56 37,5 41,6 21,0 Nguồn: Kết quả khảo sát 2014
4.1.2 Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng
Trong nội dung bảng khảo sát, đáp viên được yêu cầu đánh giá các nhân tố từ mức độ 1 đến mức độ 5. Nghĩa là, với cùng một phát biểu, có thể người đánh giá ở mức hoàn toàn đồng ý, nhưng cũng có nhân viên hoàn toàn không đồng ý. Điều này có thể lý giải được là do mẫu thu thập ở nhiều đối tượng khác nhau với nhu cầu sử dụng những loại ứng dụng khác nhau. Nhìn chung giá trị trung bình (mean) bảng 4.2 của các biến độc lập có sự khác biệt khá cao (mean=3,120 – 4,01), điều này chứng tỏ có sự đánh giá khác nhau về ý định sử dụng giữa các biến độc lập hay bên cạnh các đối tượng đánh giá cao các phát biểu vẫn tồn tại những nhóm khác không đồng tình với các phát biểu này.
Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu theo các biến độc lập
Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
FV1 3,64 ,892 1 5 FV2 3,52 ,890 1 5 FV3 3,55 ,926 1 5 FV4 4,01 ,926 1 5 FV5 3,63 ,873 1 5 FV6 3,95 ,932 1 5 SV1 3,82 ,821 1 5 SV2 3,62 ,899 1 5 SV3 3,57 ,980 1 5 SV4 3,76 ,978 1 5
43 SV5 4,00 ,854 1 5 EmV1 3,87 ,687 1 5 EmV2 3,83 ,734 1 5 EmV3 3,66 ,875 1 5 EmV4 3,68 ,737 2 5 EmV5 3,76 ,910 1 5 EpV1 3,69 ,739 2 5 EpV2 3,76 ,829 1 5 EpV3 3,83 ,784 2 5 EpV4 3,58 ,886 1 5 EpV5 3,61 ,826 1 5 CV1 3,92 ,839 1 5 CV2 3,62 ,924 1 5 CV3 3,65 ,838 1 5 CV4 3,73 ,864 1 5 AV1 3,67 ,702 1 5 AV2 3,56 ,775 1 5 AV3 3,73 ,751 2 5 AV4 3,64 ,778 2 5 HB1 3,28 1,086 1 5 HB2 3,16 1,177 1 5 HB3 3,19 1,126 1 5 HB4 3,12 1,165 1 5 HB5 3,27 1,147 1 5
Nguồn: Kết quả khảo sát 2014
4.1.3 Ý định sử dụng của người tiêu dùng
Các biến quan sát xu hướng hành vi trong thang đo ý định sử dụng của người tiêu dùng cũng được đánh giá ở các mức tương tự thấp nhất 1 đến cao nhất 5 và vẫn có sự khác biệt trong đánh giá, tuy nhiên giá trị trung bình bảng 4.3 của các mục hỏi về ý định sử dụng đều trên trung bình (>3,87) trong mục đạt mức đánh giá cao nhất là BI4 (Tôi mong đợi được sử dụng nhiều ứng dụng mới có chất lượng và tính năng
44
tốt hơn trong tương lai) với giá trị trung bình 4,28 điều này cho thấy rằng mức độ mong muốn sử dụng của người dùng đối với các ứng dụng rất cao.
Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu theo biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
BI1 3,96 ,750 1 5 BI2 3,87 ,802 1 5 BI3 3,96 ,719 1 5 BI4 4,28 ,704 1 5
Nguồn: Kết quả khảo sát 2014
4.2 Kiểm định thang đo
Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (Nunnally và Bernstein, 1994; Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Độ tin cậy được dùng để mô tả độ lỗi của phép đo, do ta không thể biết được chính xác mức độ biến thiên của biến đúng và biến lỗi, không thể tính được trực tiếp độ tin cậy của thang đo. Tuy nhiên, chúng ta có thể thiết lập độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008b).
4.2.1 Thang đo các biến độc lập
Khái niệm Giá trị chức năng được đo lường bằng 6 biến quan sát từ FV1 đến FV6. Theo kết quả đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha = 0,802 >0,7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,475 và cao nhất là 0,595. Ngoài ra, các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn. Vậy nên các biến đều đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
45
Khái niệm Giá trị xã hội được đo lường bằng 5 biến quan sát từ SV1 đến SV5. Theo kết quả đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha = 0,767 >0,7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,477 và cao nhất là 0,565. Ngoài ra, các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn. Vậy nên các biến đều đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Khái niệm Giá trị cảm xúc được đo lường bằng 5 biến quan sát từ EmV1 đến EmV5. Theo kết quả đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha = 0,795 >0,7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,492 và cao nhất là 0,656. Ngoài ra, các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn. Vậy nên các biến đều đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Khái niệm Giá trị tri thức được đo lường bằng 5 biến quan sát từ EpV1 đến EpV5. Theo kết quả đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha = 0,789 >0,7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,489 và cao nhất là 0,637. Ngoài ra, các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn. Vậy nên các biến đều đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Khái niệm Giá trị điều kiện được đo lường bằng 4 biến quan sát từ CV1 đến CV4. Theo kết quả đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha = 0,736 >0,7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,464 và cao nhất là 0,607. Ngoài ra, các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn. Vậy nên các biến đều đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Khái niệm Giá trị thẩm mỹ được đo lường bằng 4 biến quan sát từ AV1 đến AV4. Theo kết quả đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha = 0,756 >0,7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,441 và cao nhất là 0,631. Ngoài ra, các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn. Vậy nên các biến đều đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
46
Khái niệm Thói quen được đo lường bằng 5 biến quan sát từ HB1 đến HB5. Theo kết quả đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha = 0,812 >0,7 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,540 và cao nhất là 0,644. Ngoài ra, các giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn. Vậy nên các biến đều đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.