Kết quả kiểm định phương sai cho thấy ý định sử dụng ứng dụng giữa các nhóm thời gian sử dụng không khác nhau một cách có ý nghĩa Sig. = 0,408 > 0,05. Do vậy ta có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA trong trường hợp này.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định sử dụng giữa các nhóm thời gian sử dụng Sig. = 0,009 < 0,05. Phương pháp Bonferroni (Post Hoc) được sử dụng để xác định sự khác biệt xảy ra ở nhóm thời gian sử dụng và kết quả phân tích cho thấy chủ yếu nhóm có thời gian sử dụng trên 4 năm có sự khác biệt cao nhất so với các nhóm còn lại, hai nhóm đầu không có sự khác biệt với nhau.
Bảng 4.16Kiểm quả phân tích ANOVA về sự khác biệt ý định sử dụng theo thời gian sử dụng
Thời gian sử dụng Tần số Trung bình Độ lệch
chuẩn Kiểm định Levene Phân tích ANOVA 0,5 năm - 2 năm 100 3,99 0,669 Levene thống kê = 0,899; Sig. = 0,408 F = 4,822; Sig. = 0,009 2 năm - 4 năm 111 3,93 0,490 Trên 4 năm 56 4,21 0,473 Tổng cộng 267 4,01 0,569
Nguồn: Kết quả khảo sát 2014
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định Bonferroni về sự khác biệt ý định sử dụng giữa các nhóm thời gian sử dụng
(I) Tgian_sd (J) Tgian_sd Khác biệt trung bình (I-J) Sig.
0,5 năm - 2 năm 2 năm - 4 năm 0,060 1,000 Trên 4 năm -0,222 0,055
2 năm - 4 năm 0,5 năm - 2 năm -0,060 1,000 Trên 4 năm -0,282* 0,007
Trên 4 năm 0,5 năm - 2 năm 0,222 0,055 2 năm - 4 năm 0,282* 0,007
64
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu từ cuộc điều tra gồm các nội dung sau:
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, tiếp đến là phân tích nhân tố thì có 2 thang đo được loại bỏ và phân nhóm thang đó các nhân tố không thay đổi so với mô hình ban đầu nên tên của các nhân tố vẫn được giữ nguyên hay mô hình nghiên cứu không đổi gồm 7 yếu tố là: (1) Giá trị chức năng, (2) Giá trị xã hội, (3) Giá trị cảm xúc, (4) Giá trị tri thức, (5) Giá trị điều kiện, (6) Giá trị thẩm mỹ và (7) Thói quen.
Phân tích hồi quy đa biến được tiến hành để đánh giá mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố trên đến biến phụ thuộc với mức ý nghĩa lựa chọn là 5%. Kết quả cho thấy ý định sử dụng ứng dụng di động của người dùng chịu ảnh hưởng của 7 nhân tố với mức độ giảm dần như sau : Giá trị xã hội, Giá trị cảm xúc, Thói quen, Giá trị thẩm mỹ, Giá trị chức năng, Giá trị điều kiện và Giá trị tri thức. Và kết quả cũng cho thấy sự tương đồng cũng như có một vài khác biệt so với các nghiên cứu trước.
Kiểm định T-test và phân tích ANOVA được thực hiện cho các biến định tính: Giới tính và Nghề nghiệp kết quả cho thấy: có sự khác biệt về ý định sử dụng ứng dụng di động của người dùng ở biến Giới tính và Nghề nghiệp.
65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GỢI Ý
Trong chương này sẽ tập hợp lại những điểm chính trong đề tài nghiên cứu, cũng như ý nghĩa nghiên cứu đề tài này; một số gợi ý chính sách; cuối cùng là một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.