III. Kiểmtra chi tiết
p) Công việc: Tính toán lại tỷ lệ khấu hao, so sánh với số của sổ sách.
2.3.2.1. Về lập kế hoạch kiểm toán.
adf) Về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro:
adg) Việc xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro là công việc cần thiết để xác định khối lượng mẫu chọn cần thiết cho cả cuộc kiểm toán cũng như cho từng chu trình. Kiểm toán viên sẽ tiến hành ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính rồi phân chia cho từng chu trình theo mức độ quan trọng của chu trình, chu trình đó tren Báo cáo tài chính. Kết thúc kiểm toán, sau khi tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ so sánh tổng sai sót với mức trọng yếu kế hoạch. Cách đánh giá này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên và những thông tin thu thập được liên quan đến chu trình đó từ đơn vị khách hàng. Do đó kiểm toán viên không xác định được chính xác số lượng bằng chứng cần thu thập ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán.
adh) Việc thiết kế chương trình kiểm toán:
adi) Công việc này cần được đầu tư thời gian và công sức, xây dựng thời gian kiểm toán và phân công công việc cho từng thành viên, đặc biệt là cần thiết kế các trắc nghiệm kiểm toán cần thực hiện tuy nhiên phần công việc này công ty chỉ áp dụng chương trình kiểm toán TSCĐ chung
hàng, không giảm bớt được các thủ tục không cần thiết hoặc thực hiện các thủ tục bổ sung và giảm bớt rủi ro kiểm toán.
adj) Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:
adk) Thông thường đối với khách hàng thường xuyên, các thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ không được lập kế hoạch chi tiết cụ thể,KTV không thường xuyên thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà tập trung thẳng vào thử nghiệm cơ bản như trình bày ở trên thì các thử nghiệm kiểm soát thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của Hệ thống KSNB không được thực hiện trong năm nay mà chỉ thực hiện trong năm đầu kiểm toán kể cả các nghiệp vụ TSCĐ mới phát sinh trong năm tài chính cũng không được KTV thực hiện. Điều này làm tăng khối lượng công việc kiểm tra chi tiết. Thực chất của việc thực hiện thử nghiệm này để đánh giá đúng hơn tính hiệu quả của HTKSNB và giảm thiểu số lượng mẫu chọn kiểm tra chi tiết.
adl) Việc lập bảng câu hỏi về hoạt động của khách hàng chủ yếu do kiểm toán viên phụ trách từng phần hành thực hiện. Qua bảng câu hỏi này KTV có thể nắm bắt được những nét chung về hoạt động của khách hàng trong từng phần hành cụ thể. Tuy nhiên, khi quy mô hoạt động của khách hàng lớn thì việc sửa dụng bảng câu hỏi rất khó giúp KTV hiểu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này có thể kiến cho KTV khó có cái nhìn chính xác về quy trình kiểm soát TSCĐ, dễ dẫn tới thiếu sót trong việc tiếp cận kiểm toán. Khi đó khối lượng công việc phân tích và kiểm tra chi tiết sẽ nhiều.