III. Kiểmtra chi tiết
p) Công việc: Tính toán lại tỷ lệ khấu hao, so sánh với số của sổ sách.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán CIMEICO
2.3.1.Ưu điểm
acq) Lựa chọn KTV thực hiện kiểm toán khoản mục
acr) Khoản mục nà thường được trưởng nhóm phân công cho những KTV có kinh nghiệm dày dặn, có trình độ và am hiểu về khoản mục TSCĐ. Điều này giúp cho việc kiểm toán đạt hiệu quả và giảm thiểu những sai sót trong quá trình thực hiện kiểm toán.
acs) Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng
act) Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại hai khách hàng được thực hiện phần lớn thông qua phỏng vấn Ban giám đốc và Kế toán trưởng, nhân viên khách hàng thông qua việc quan sát sử dụng tài sản cố định tại công ty khách hàng, công ty xây dựng được một bảng câu hỏi mẫu để tìm hiểu về sự hiện hữu và tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát tại khách hàng. Bảng câu hỏi này có ưu điểm dễ dàng thực hiện, rất đầy đủ, ngắn gọn và bao quát được toàn bộ những vấn đề quan tâm, tạo cơ sở để kiểm toán viên có quyết định có nên tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hay không và tin ở mức độ nào, từ đó giúp kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc.
acu) Chương trình kiểm toán TSCĐ
acv) Công ty áp dụng chương trình kiểm toán mẫu cho các khoản mục trong BCTC. Chương trình kiểm toán bao gồm thủ tục chung, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết và các thủ tục bổ sung khác. Chương trình kiểm toán giúp cho KTV thực hiện cuộc kiểm toán phù hợp với tình hình kinh doanh cụ thể của từng khách hàng. Đồng thời chương trình kiểm toán cũng giúp cho trưởng nhóm kiểm toán dễ dàng trong việc kiểm tra,
acw) Đối với khoản mục TSCĐ, Công ty đã xây dựng các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với TSCĐHH, TSCĐVH, TSCĐ thuê tài chính và khấu hao TSCĐ. Trong các bảng thủ tục chi tiết KTV phải ghi rõ họ tên và giấy tờ làm việc tham chiếu khi thực hiện các thủ tục.
acx) Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
acy) Khi phân công công việc, trưởng nhóm kiểm toán luôn phân công công việc sao cho KTV khi kiểm toán có thể kết hợp các phần hành kiểm toán với nhau nhằm giảm thiểu công việc, đồng thời tránh việc kiểm tra trùng lặp nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí và thời gian.
acz) KTV kiểm toán khoản mục TSCĐ có thể được phân công kiểm toán khoản mục phải trả người bán, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhằm xác định giá mua cũng như các chi phí liên quan tới việc mua và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sang sử dụng.
ada) Nếu như không được phân công các khoản mục có liên quan thì KTV kiểm toán khoản mục TSCĐ có thể trao đổi đối chiếu với KTV phụ trách khoản mục liên quan đó. Ví dụ khi xác định giá trị tài sản, KTV kiểm tra chi tiết TSCĐ có thể so sánh công nợ, số dư số phải trả với KTV kiểm toán phần hành phải trả người bán, hoặc TSCĐ đã được thanh toán thì KTV có thể so sánh số phát sinh với KTV kiểm toán phần hành tiền gửi ngân hàng.
adb) KTV thực hiện các bước công việc một cách đầy đủ, linh hoạt cho từng đơn vị khách hàng. Mỗi bước công việc thực hiện đều được phân công cụ thể, rõ ràng và kèm theo các giấy tờ làm việc đầy đủ.
adc) Giấy tờ làm việc của KTV.
add) Công ty luôn đòi hỏi giấy tờ làm việc của KTV phải được trình bày cụ thể, rõ ràng, logic, phải bảo đảm đầy đủ thông tin và ghi rõ các bước thực hiện cũng như số tham chiếu sao cho khi xem xét có thể thấy rõ ai là người chuẩn bị, thời gian làm việc, công việc thực hiện, mục đích công
việc, nguồn tài liệu, tham chiếu tới đâu, kết luận cuối cùng là gì. Việc làm này giúp cho KTV đánh giá lại chính công việc của mình đồng thời thuận tiện cho việc kiểm tra và tìm kiếm khi cần thiết.
ade) Giấy tờ làm việc của kiểm toán TSCĐ thường bao gồm giấy tờ làm việc thể hiện việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng giảm của TSCĐ, giấy tờ tổng hợp số dư, đối chiếu giữa sổ sách tổng hợp, sổ chi tiết và các sổ sách của tài khoản liên quan, KTV tính lại các mức khấu hao, và giấy tờ tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh của KTV.
2.3.2. Hạn chế