Đánh giá mức trọng yếu, rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán CIMEICO (Trang 31 - 33)

Đánh giá mức trọng yếu

Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ (quy mô) và bản chất của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kêt luận sai lầm.

Qua đó trách nhiệm của Kiểm toán viên là xác định xem Báo cáo tài chính có chứa đựng các sai phạm trọng yếu hay không, sau đó đưa ra các kiến nghị thích hợp.

Xác định mức trọng yếu ban đầu Kiểm toán viên làm thủ tục ước tính ban đầu về tính trọng yếu (căn cứ theo tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản...) cho toàn bộ Báo cáo tài chính. Sau đó phân bổ ước lượng ban đầu vè tính trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Thường các Công ty Kiểm toán xây dựng sẵn mức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Thông qua các biện pháp Kiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát...) Kiểm toán viên đánh giá mức độ sai sót thực tế của Tài sản cố định và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của tài sản cố đinh đã xác đinh trước đó và đưa ra ý kiến chấp nhận, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa ra ý kiến.

Đánh giá rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã kiểm toán còn những sai sót trọng yếu.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV căn cứ vào mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC và khả năng khách hàng có thể gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố để xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn.

Bảng 02: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của KTV về rủi ro

tiềm tàng

Cao Thấp nhất Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Cao nhất

Đối với TSCĐ, rủi ro kiểm toán có thể nhận diện và phát hiện thông qua việc xem xét:

- Các nghiệp vụ bất thường, phức tạp;

- Các nghiệp vụ phát sinh lần đầu, không phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị;

- Các nghiệp vụ không được hạch toán theo đúng quy định của việc hạch toán, thiếu các thủ tục cần thiết;

- Các nghiệp vụ có sự can thiệp bất thường của Ban giám đốc, liên quan đến tính liêm chính, đạo đức của Ban giám đốc.

Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nếu mức sai sót chấp nhận được (hay trọng yếu) được đánh giá cao lên thì rủi ro kiểm toán sẽ phải giảm xuống, và ngược lại rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên, việc thu thập bằng chứng phải mở rộng. Trong cuộc kiểm toán, KTV mong muốn rủi ro kiểm toán càng nhỏ càng tốt vì nó đảm bảo kết quả kiểm toán tối ưu nhất. Khi đánh giá về rủi ro kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thường xảy ra trong từng phần hành kiểm toán. Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thể xảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán CIMEICO (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w