sản cố định
hơn so với thực tế; Nguyên giá TSCĐ được ghi sổ kỳ này nhưng tài sản kỳ sau mới nhận được.
Tiền thu do thanh lý tài sản thấp hơn số thực tế: Tài sản thanh lý nhưng không ghi sổ doanh thu; tiền thu từ thanh lý ghi sổ thấp hơn thực tế; tài sản thanh lý kỳ này nhưng doanh thu ghi nhận kỳ sau.
Chi phí thanh lý ghi sổ thấp hơn thực tế: Chi phí phát sinh nhưng không ghi sổ; chi phí ghi sổ nhưng thấp hơn thực tế.
Chi phí khấu hao cao hơn thực tế: Chi phí khấu hao tính toán không hợp lý; ghi sổ nguyên giá tài sản nhưng chưa nhận được tài sản thực tế; nguyên giá tài sản được ghi sổ kỳ này nhưng tài sản kỳ sau mới nhận được.
Khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế: Số khấu hao không được ghi vào chi phí; giá trị khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế; khấu hao kỳ này nhưng được ghi vào chi phí kỳ sau.
Số dư nguyên giá tài sản và khấu hao: Số dư tài sản và khấu hao không được định giá chính xác; các số dư không được trình bày hợp lý.
Các gian lận sai sót trên là do một số cá nhân trong công ty có hành vi tham ô, biển thủ công quỹ nên đã làm tài liệu giả, thay đổi ghi chép chứng từ, sửa chữa chứng tư, bịt đầu mối, lập hoá đơn giả, cố tình giấu diếm hồ sơ tài liệu, bỏ sót các nghiệp vụ…Tuy nhiên, các sai sót nói trên cũng có thể do trình độ chuyên môn của nhân viên trong công ty như: Kế toán quên không ghi một số nghiệp vụ, do áp dụng phương pháp khấu hao không nhất quán, trích khấu hao nhầm đối tượng, do kế toán định khoản sai, …
Vì vậy, trong quá trình kiểm toán KTV cần nhận biết được cái sai phạm thường xảy ra đối với TSCĐ để từ đó có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng và có những thủ tục kiểm toán phù hợp nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.