Khả năng tạo ammonium của các dòng vi khuẩn nhóm 1 được phân

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diếp cá (houttuynia cordata t.) ở tỉnh kiên giang (Trang 53 - 54)

lập từ rễ, thân cây Diếp cá ( MR1 – MR4, MT1, MT2)

Ở ngày 2 sau khi chủng, tất cả 6 dòng vi khuẩn nhóm được phân lập từ rễ , thân đều tổng hợp được lượng ammonium tương đối cao. Tuy nhiên, do đặc tính mỗi dòng vi khuẩn khác nhau nên khả năng tổng hợp ammonium cũng rất khác nhau. Bên cạnh các dòng vi khuẩn tổng hợp lượng đạm trung bình tăng rất mạnh còn có một số dòng vi khuẩn tăng chậm sau khi chủng. Cao nhất là 2 dòng MR1 và MT1 với lượng ammonium sinh ra là (0,45 µg/ml) và (0,44 µg/ml) khác biệt không có ý nghĩa nhưng khác biệt ý nghĩa so với các dòng còn lại và dòng MT2 có khả năng tổng hợp đạm trung bình thấp nhất với lượng đạm sinh ra là 0,18 µg/ml.

Ở ngày thứ 4 sau khi chủng, hàm lượng đạm trung bình đều giảm đáng kể ở tất cả 6 dòng vi khuẩn nhóm. Cao nhất là lượng đạm trung bình do dòng MR3 tổng hợp được (0,22 µg/ml) khác biệt có ý nghĩa so với các dòng còn lại, những dòng còn lại có lượng đạm trung bình được sinh ra là tương đương nhau khác biệt không có ý nghĩa.

Ở ngày thứ 6 sau khi chủng, hàm lượng đạm trung bình do các dòng vi khuẩn tổng hợp được tăng cao thậm chí cao hơn so với ngày 2, cao nhất là hàm lượng đạm trung bình do 2 dòng MR3 và MR4 tổng hợp được (0,61 µg/ml và 0,60 µg/ml ) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại. Nhưng 2 dòng này tạo ra lượng đạm trung bình tương đương nhau. Chứng tỏ khả năng tổng hợp ammonium của 2 dòng

MR3 và MR4 là tương đương nhau. Thấp nhất là hàm lượng đạm trung bình do các dòng MT2 với hàm lượng đạm trung bình là 0,47 µg/ml .

Tóm lại, 6 dòng vi khuẩn nhóm được phân lập từ rễ, thân đều có khả năng tổng hợp được lượng ammonium nhất định. Dòng MR1 và MT1 tuy tạo ra lượng đạm trung bình vào ngày 2 cao nhất nhưng đến ngày 6 sau khi chủng hàm lượng đạm trung bình lại thấp hơn so với một số dòng còn lại. Đáng kể nhất là khả năng tổng hợp đạm trung bình của 2 dòng MR3 và MR4, mặc dù hàm lượng đạm trung bình vào ngày 2 và 4 đều thấp hơn so với các dòng còn lại nhưng đến ngày 6 sau khi chủng đều đạt lượng đạm cao nhất và tương đương nhau, khác biệt có ý nghĩa so với các dòng còn lại. Chứng tỏ dòng MR3 và MR4 là dòng triển vọng nhất trong tất cả các dòng vi khuẩn nhóm 1 được phân lập từ rễ, thân của cây Diếp cá (Bảng 11).

Bảng 11 : Lượng ammonium do các dòng vi khuẩn nhóm 1(MR1 – MR4, MT1, MT2) tổng hợp được theo thời gian (µg/ml)

STT Dòng vi khuẩn Đạm ngày 2 Đạm ngày 4 Đạm ngày 6

1 MR1 0,45a 0,09b 0,51bc 2 MR2 0,26b 0,07b 0,53b 3 MR3 0,28b 0,22a 0,61a 4 MR4 0,32b 0,11b 0,60a 5 MT1 0,44a 0,11b 0,54b 6 MT2 0,18c 0,08b 0,47c CV (%) 11,24 29,19 4,6

(*Ghi chú: những giá trị trong cùng một ngày có mẫu tự theo sau giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%).

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diếp cá (houttuynia cordata t.) ở tỉnh kiên giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)