Sau khi kiểm tra khả năng cố định đạm, tổng hợp IAA, hòa tân lân khó tan và khả năng kháng khuẩn của 15 dòng vi khuẩn phân lập được từ cây Diếp cá. Chọn 3 dòng vi khuẩn triển vọng nhất đó là dòng MT1, dòng MT2 và dòng MR4 thực hiện phương pháp PCR với đoạn mồi 16S-rRNA
Hình 13 : Phổ điện di các dòng vi khuẩn với cặp mồi 16S-rRNA
(*Ghi chú: Giếng 6: Thang chuẩn 100bp. Giếng3 - 5: Các mẫu thí nghiệm. Kích thước mẫu là 1500bp.)
Sau khi đã khuếch đại DNA của các dòng vi khuẩn, chọn 3 dòng vi khuẩn MT1, MT2, MR4 gửi giải trình tự và định danh tại Viện Pasteur Tp.HCM.
Bảng 18 : Kết quả nhận diện các dòng vi khuẩn triển vọng
STT
Tên dòng
vi khuẩn Kết quả nhận diện
Độ tương đồng (%)
1 MT1 Enterobactercloacae ATCC13047 94
2 MR4 Enterobactercloacae DSM30054 98
3 MT2 Acinetobacterbaumannii ATCC17978 97
Kết quả giải trình tự cho thấy 2 dòng MT1 và MR4 được tuyển chọn đều có trình tự DNA tương đồng với chủng Enterobactercloacae với tỷ lệ tương đồng là 94% và 98%.
Theo một nghiên cứu của M. Martínez et al (2007) vi khuẩn Enterobacter
cloacae có khả năng hình thành vòng halo trong môi trường Ca3(PO4)2 được phân lập
từ vùng rễ của các cây từ 16 vùng đất trồng trọt khác nhau ở Tolima, Cundinamarca và Casanare. Vi khuẩn Enterobacter cloacae được phân lập từ vùng rễ của cây đậu nành có kiểu gen PK 1024 có khả năng sản xuất indole – 3 – acetic acid (IAA), siderophore,
amoniac ; khoáng phytate, khả năng hòa tan lân, kali và kẽm nhưng không cho thấy sự hoạt động của việc khử amin 1 – aminocyclopropane – carboxylate (ACC) và khả năng sản xuất hydro xyanua (HCN) (Aketi Ramesh etal, 2014).
Một bài nghiên cứu khác của Khan và Doty (2009), một số loài vi khuẩn Enterobacter sống nội sinh trong cây khoai lang có khả năng cố định đạm, tổng hợp IAA, kích thích sự tăng trưởng của cây
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, ngoài khả năng hòa tan lân khó tan, tổng hợp IAA, thì dòng vi khuẩn Enterobacter cloacae còn có khả năng kháng được vi khuẩn gây bệnh E.coli và Aeromonashydrophila.
Theo Rokhbakhsh-Zamin etal (2011), hai chủng Acinetobacter sp. PUCM1007
và Acinetobacter baumannii PUCM1029 có thể sản xuất đươc indonle-3- acetic acid
(IAA) (10 – 13 mg/ml) , trong đó dòng Acinetobacter calcoaceticus PUCM1006 có khả năng hòa tan lân hiệu quả nhất (84 mg/ml), khả năng hòa tan kẽm oxit có hiệu quả cao nhất (918 %) bởi dòng Acinetobacter calcoaceticus PUCM1025. Sự ức chế
Fusarium oxysporum trong điều kiện có ion sắt được chứng minh bởi sự hình thành
các siderophore bởi các chủng Acinetobacter, dòng PUCM1022 là nhân tố ức chế mạnh nhất với nấm phytopathogen.
Như vậy ngoài khả năng tổng hợp IAA, hòa tan lân dòng vi khuẩn MT2
(Acinetobacter baumannii ATCC17978) còn có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ