nhau.
4.3. Kết quả khảo sát khả năng tổng hợp indole –3– acetic acid (IAA) của các dòng vi khuẩn của các dòng vi khuẩn
Sau khi xác định khả năng cố đinh đạm của 15 dòng vi khuẩn đã được phân lập, tiếp tục nuôi các dòng vi khuẩn trong môi trường NFb lỏng ( không N, không yeast extract, không tryptophan), theo dõi và đo hàm lượng IAA tạo ra. Kết quả cho thấy tất cả 15 dòng vi khuẩn đều có khả năng tổng hợp indole -3- acetic acid (IAA) mà không cần bổ sung tryptophan và môi trường nuôi. Tương tự như khả năng tổng hợp đạm, đa số các dòng vi khuẩn đều tổng hợp đạm cao nhất vào ngày 2, đến ngày thứ 4 lượng IAA được tổng hợp thấp nhất và tăng lên vào ngày thứ 6 sau khi chủng. Tuy nhiên, còn một số dòng vi khuẩn tổng hợp được lượng IAA tăng lên vào ngày 4 và giảm dần vào ngày thứ 6 sau khi chủng.
4.3.1 Khả năng tạo IAA của các dòng vi khuẩn nhóm 1 được phân
lập từ rễ, thân cây Diếp cá (MR1 – MR4, MT1, MT2)
Ở ngày thứ 2 sau khi chủng, tất cả 6 dòng vi khuẩn nhóm 1 được phân lập từ rễ, thân, đều tổng hợp được lượng IAA rất cao. Dòng MR3, MR4, MT1 là 3 dòng vi khuẩn có khả năng tổng hợp lượng IAA trung bình cao nhất (4,48 µg/ml, 5,64 µg/ml , 4,64 µg/ml) khác biệt không có ý nghĩa với nhau nhưng khác biệt so với các dòng còn lại. Dòng MR1, MR2, MT2 có hàm lượng IAA trung bình cũng khá cao và tương đương nhau giao động từ 3,15 µg/ml - 2,68 µg/ml.
Đến ngày thứ 4 sau khi chủng, hầu hết các dòng vi khuẩn tổng hợp được lượng IAA trung bình thấp hơn so với ngày 2. Bên cạnh đó, khả năng tổng hợp IAA trung bình của 3 dòng MR2, MT2, tăng cao và đây cũng là 2 dòng vi khuẩn có khả năng tổng hợp IAA trung bình cao nhất vào ngày 4 (2,93 µg/ml, 3,34 µg/ml) khác biệt không có ý nghĩa với nhau nhưng khác biệt có ý nghĩa so với các dòng còn lại.
Hàm lượng IAA trung bình do các dòng vi khuẩn tổng hợp được tăng lên đáng kể ở ngày thứ 6, ngoại trừ dòng MR2, MT2 là giảm đi rất nhiều so với ngày 4 sau khi chủng. Bên cạnh đó, dòng MR2, MT2 lượng IAA trung bình được tổng hợp cũng giảm hơn so với ngày 4 nhưng không đáng kể. Dòng MT2 là dòng có khả năng tổng hợp IAA trung bình cao nhất ở ngày 6 (2,78 µg/ml ), khác biệt có ý nghĩa so với các dòng còn lại, tiếp đó là dòng MR4 cũng có khả năng tổng hợp IAA trung bình tương đối cao ( 2,13 µg/ml) nhưng thấp hơn so với dòng MT2. Dòng MT1 có hàm lượng IAA được sinh ra là thấp nhất ở ngày 6 (1,32 µg/ml).
Tóm lại, các dòng vi khuẩn đều có khả năng tổng hợp được lượng IAA nhất định, cao nhất vào ngày 2 và giảm dần vào ngày 4 sau khi chủng, ngoại trừ dòng MR2, MT2 là tăng lên nhưng không đáng kể (2,93 µg/ml và 3,34 µg/ml). Đến ngày 6 sau khi chủng, các dòng vi khuẩn nhóm 1 có xu hướng tăng lên nhưng tăng không đáng kể. Dòng MR4 và MT2 là 2 dòng có lượng IAA trung bình tương đối cao vào 3 lần đo. Chính vì thế đây là 2 dòng vi khuẩn có triển vọng nhất trong các dòng vi khuẩn nhóm 1 được phân lập từ rễ, thân cây Diếp cá ( Bảng 13).
Bảng 13 : Lượng IAA trung bình do các dòng vi khuẩn nhóm 1(MR1 – MR4, MT1, MT2) tổng hợp được theo thời gian (µg/ml)
STT Dòng vi khuẩn IAA ngày 2 IAA ngày 4 IAA ngày 6
1 MR1 3,15b 1,41b 1,67cd 2 MR2 2,73b 2,93a 1,53de 3 MR3 4,48a 1,68b 1,87c 4 MR4 5,64a 1,73b 2,13b 5 MT1 4,64a 1,18b 1,32e 6 MT2 2,68b 3,34a 2,78a CV (%) 17,41 16,59 6,4
(*Ghi chú: những giá trị trong cùng một ngày có mẫu tự theo sau giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%).