Khi khảo sát khả năng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn nội sinh phân lập được với vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Kết quả là 6 dòng MR2, MR4, MT1,MT2, ML1, ML2 có khả năng tạo vòng sáng kháng khuẩn sau 1 ngày ủ, chứng tỏ 6 dòng vi khuẩn này có khả năng kháng lại vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Sau thời gian 3 ngày sau khi ủ, dòng MR2 có đường kính vòng vô khuẩn rất cao và thay đổi rất ít sau
khi ủ trong 3 ngày, đường kính vòng vô khuẩn giảm dần từ ngày 1 đến ngày 3 tiêu biểu là dòng MR4, có thể đây là dòng vi khuẩn phát triển nhanh vì thế lượng hợp chất kháng khuẩn do dòng MR4 tiết ra cao nhất vào ngày 1 và sau đó lượng hợp chất này được tiết ra rất ít vào ngày 2 và 3 nên đường kính vòng vô khuẩn giảm dần. Các dòng MT1 và ML2 là 2 dòng có đường kính vòng vô khuẩn tăng vào ngày 2 và giảm vào ngày 3, có thể vào ngày 1 các dòng vi khuẩn này phát triển còn chậm nên lượng hợp chất kháng khuẩn do các dòng vi khuẩn tiết ra là tương đối, tuy nhiên đến ngày 2 lượng hợp chất này được sinh ra nhiều hơn nên đường kính vòng vô khuẩn cao lên và đến ngày 3, vi khuẩn bắt đầu suy yếu hoặc vi khuẩn gây bệnh đã kích hoạt được gen kháng để chống lại hợp chất kháng khuẩn nên đường kính vô khuẩn vào ngày 3 là giảm đi đáng kể. Các dòng vi khuẩn phát triển chậm tiêu biểu là dòng MT2 và ML1 vào ngày thứ 1, các dòng vi khuẩn này chưa thích nghi với môi trường nên lượng hợp chất kháng khuẩn tiết ra còn thấp, lượng hợp chất này tăng dần vào ngày 2 và đạt mức cao nhất vào ngày 3 có thể do đến ngày 3 các dòng vi khuẩn đã thích nghi với môi trường nên lượng hợp chất kháng khuẩn được sinh ra là cao làm cho đường kính vô khuẩn của các dòng vi khuẩn này tăng lên và đạt cao nhất vào ngày thứ 3.
Ở ngày thứ 1, dòng MR4 cho thấy vòng kháng khuẩn mạnh nhất khác biết có ý nghĩa về mặt thống kê so với các dòng còn lại (22 mm) và tiếp theo đó là dòng MR2 với vòng vô khuẩn 18 mm. Dòng MT1, MT2, ML1, ML2 có đường kính vòng vô khuẩn thấp nhất ( dao động từ 5 mm – 7,5 mm). Đến ngày thứ 2 sau khi ủ, vòng vô khuẩn ở đa số các dòng đều tăng nhưng dòng MR4 là giảm. Vòng vô khuẩn cao nhất là dòng MR2 (18,5 mm) khác biệt không có ý nghĩa với dòng MR4 nhưng khác biệt có ý nghĩa so với các dòng còn lại. Đến ngày thứ 3 sau khi ủ, dòng vô khuẩn có xu hướng giảm nhưng dòng MR2 vẫn là dòng có vòng vô khuẩn cao nhất (18,5 mm) khác biệt có ý nghĩa so với các dòng còn lại và vòng vô khuẩn dòng MT2 có xu hướng tăng.
Bảng 17 : Khả năng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn phân lập được với vi khuẩn Aeromonas hydrophila
Dòng vi khuẩn
Thời gian ủ
1 ngày 2 ngày 3 ngày
Vòng vô khuẩn (mm) Vòng vô khuẩn (mm) Vòng vô khuẩn (mm) MR2 18b 18,5a 18,5a MR4 22a 14,5ab 10,5b MT1 7,5c 10,5bc 7,5bc MT2 7c 7,5c 10b ML1 5c 6,5c 8b ML2 5c 7c 4,5c CV (%) 14,5 18,0 13,1
(*Ghi chú: những giá trị trong cùng một ngày có mẫu tự theo sau giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%)
Trong tổng số 15 dòng vi khuẩn nội sinh được phân lập từ rễ, thân, lá cây Diếp cá khảo sát thấy có 6 dòng MR2, MR4, MT1, MT2, ML1, ML2 có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh. Trong đó dòng MT1 có khả năng kháng lại 2 loại vi khuẩn gây bệnh nhưng yếu hơn so với các dòng còn lại . Dòng MT1 có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli nhưng yếu. Đa số các dòng vi khuẩn đều cho hiệu quả kháng khuẩn cao với vi khuẩn gây bệnh Aeromonashydrophila. Dòng MR2, MR4 có khả năng kháng vi khuẩn Aeromonas hydrophila mạnh nhất so với các dòng còn lại, điều này cho thấy các dòng vi khuẩn này có khả năng kháng vi khuẩn Aeromonas
hydrophila có hiệu quả hơn so với vi khuẩn E.coli. Đây là những dòng vi khuẩn có thể
Hình 12 : Khả năng kháng khuẩn của dòng R2, T2, R4 với vi khuẩn gây bệnh Aeromonashydrophila
Theo nghiên cứu của Vachees et al. (1997), các chủng Pseudomonas có khả năng ức chế sự phát triển của Staphylococcus, Escherichia coli và Aeromonas
hydrophila lên đến 96,7%.
Một nghiên cứu mới đây (Swetha sunkar, 2012) cho thấy chủng vi khuẩn nội sinh Pseudomonas aeruginosa được phân lập từ cải bắp dại (Brassica oleracea) đã được báo cáo về hoạt động kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây bệnh như
Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella typhi
(vòng vô khuẩn dao động từ 12 mm - 25 mm)
Theo Sharma et al (2013), vi khuẩn Bacillus methylotrophicus-scs 2012 phân lập từ đất có khả năng kháng được vi khuẩn Streptococcus agalactae, Bacilluscereus,
Escherichia coli, Shigella sonnei và Shigella dysenteriae với vòng sáng từ 28,33 –
32,16 mm.
Dòng MR4