Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì nếu thiếu vốn thì hoạt động sản xuất bị đình trệ, hiệu quả kinh doanh giảm sút mà nguy hiểm nhất có thể đưa đến phá sản. Cho nên vốn góp phần quyết định sự sống còn của một TCKT cho dù qui mô của nó thế nào đi nữa. Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian khá đặc biệt thực hiện chức năng huy động vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư, cho vay và cung ứng các dịch vụ tài chính đối với nền kinh tế. Vì thế hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế đồng thời đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vay vốn của khác hàng được thuận lợi và an toàn.
Nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau bao gồm hai nguồn: một từ nguồn vốn huy động từ địa phương và hai là từ nguồn vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Cà Mau. Trong những năm qua nguồn vốn huy động đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn nên Ngân hàng bớt phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Với sự gia tăng về tổng nguồn vốn qua các năm đã phần nào khẳng định được quy mô cũng như uy tín hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012:
Bảng 4.1: Nguồn vốn NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 208.770 334.835 375.718 126.065 60,38 40.883 12,21 Vốn điều chuyển 56.230 0 0 -56.230 -100 0 0 Tổng nguồn vốn 265.000 334.835 375.718 69.835 26,35 40.883 12,21
(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 - 2012)
Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó, nguồn vốn huy động tăng dần mỗi năm và ngược lại nguồn vốn điều chuyển thì giảm dần, đặc biệt từ năm 2011 trở về sau Ngân hàng không cần nguồn vốn điều chuyển từ hội sở nữa. Cụ thể, tỷ trọng vốn
huy động trong tổng nguồn vốn năm 2010 chiếm 78,78%, kể từ năm 2011 trở về sau chiếm hoàn toàn 100%. Điều đó chứng tỏ rằng công tác huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả cao và trong cơ cấu nguồn thì vốn huy động đang đóng vai trò chủ đạo làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
\
Hình 4.1: Nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 - 2012
Vốn huy động: Huy động vốn là công việc hết sức quan trọng trong hoạt
động tín dụng, nó quyết định khả năng cho vay để tìm kiếm lợi nhuận vì Ngân hàng huy động vốn chủ yếu là để cho vay. Nắm được tầm quan trọng đó những năm qua Ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy việc huy động vốn và đã đạt được một số kết quả khả quan. Mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động gây khó khăn cho công tác huy động vốn như vàng liên tục tăng giá khiến cho tiền nhàn rỗi không được gửi vào Ngân hàng mà được sử dụng mua vàng dự trữ hay tỷ lệ lạm phát cao nên một bộ phận người dân không nhỏ không gửi tiền vào Ngân hàng nhưng vốn huy động vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2011 và đạt 334.835 triệu đồng, tăng 60,38% so với năm 2010. Đạt được kết quả như thế nhờ Ngân hàng áp dụng các biện pháp huy động vốn tích cực, đa dạng các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn và mức lãi suất thích hợp đã giúp thu hút được thêm nhiều thành phần tham gia gửi tiền vào Ngân hàng, công tác tiếp thị bằng hình thức phát tờ rơi đến tận nhà cũng làm vốn huy động tăng. Sang năm 2012, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng nhưng mức độ tăng trưởng thấp hơn, chỉ tăng thêm 40.883 triệu đồng, tương ứng tăng 12,21% so với năm 2011 và vốn huy động đạt 375.718 triệu đồng. Sự gia tăng này cũng một phần nhờ thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình, thân thiện của cán bộ nhân viên. Vốn huy động ngày càng tăng và đóng vai trò chủ đạo trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng
Năm 2012
0%
100%
Vốn điều chuyển Vốn huy động
Năm 2011 0% 100% Năm 2010 21.22% 78.78%
là điều đáng mừng, chứng tỏ Ngân hàng đã tạo được uy tín nên mới được người dân tin tưởng để gửi những khoản tiền nhàn rỗi của mình thay vì đi đầu tư vào kênh khác. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng duy trì công tác, phân công giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng nghiệp vụ và 2 phòng giao dịch trực thuộc Đầm Cùng và Phú Hưng cũng góp phần đáng kể làm gia tăng hiệu quả công tác huy động vốn. Những tháng đầu năm 2013, vốn huy động vẫn còn chiếm 100% tổng nguồn vốn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cũng không còn cao do một số khách hàng tập trung vốn vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh, hơn nữa hình thức chơi hụi gần đây mang lại lợi nhuận hấp dẫn mặc dù rủi ro cũng cao, tuy nhiên đa phần người nông dân trên địa bàn có trình độ thấp nên họ thích kênh đầu tư này hơn.
Mặc dù tổng nguồn vốn luôn tăng trưởng bền vững qua các năm nhưng công tác huy động vốn vẫn còn gặp không ít khó khăn. Đại đa số người dân huyện Cái Nước là nông dân, sản xuất chính là nuôi trồng thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, điều kiện tự nhiên nên nguồn thu nhập từ đó không ổn định, do đó mà vốn nhàn rỗi từ dân chúng cũng không nhiều, trình độ dân trí chưa cao, người dân vẫn có tâm lý thích giữ tiền hơn do nghĩ rằng vào Ngân hàng thì thủ tục rất rờm rà. Bên cạnh đó, biến động của giá vàng trong những năm qua tăng cao hơn so với giá vàng trên thế giới làm cho đầu tư vào vàng trở thành kênh đầu tư vốn khá hấp dẫn đối với người dân nơi đây. Trên địa bàn huyện còn có thêm kênh huy động vốn khác là tiết kiệm bưu điện, hụi,…cũng đang tạo ra một sự cạnh tranh đối với công tác huy động vốn đòi hỏi Ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh bài bản, dài hạn để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Vốn điều chuyển: Bên cạnh nguồn vốn tự huy động từ phía người dân Ngân hàng còn có thể vay của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Cà Mau để giải quyết kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của người dân khi vốn huy động không đáp ứng đủ. Tuy nhiên, chi phí vốn điều chuyển này thường cao hơn vốn huy động nhằm khuyến khích các Ngân hàng huy động được nhiều vốn nên nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2010, vốn điều chuyển chỉ chiếm 21,22% đạt 56.230 triệu đồng, sang năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng không cần nguồn vốn điều chuyển nữa, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã dần chủ động về vốn để kinh doanh. Nguyên nhân giảm của nguồn vốn điều chuyển do hoạt động kinh doanh được mở rộng, nguồn vốn huy động đã đáp ứng đủ nhu cầu của người dân nên không phải vay thêm từ ngân hàng cấp trên nữa.
Tóm lại, việc giảm dần nguồn vốn điều chuyển là sự đánh dấu khả quan về tình hình và chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng. Nhờ vậy Ngân hàng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí. Đây là điều tốt mà Ngân hàng nên duy trì và phát huy trong thời gian tới.