5.2.2.1 Nâng cao công tác thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro
Trên thực tế một số trường hợp CBTD đã đưa ra kỳ hạn trả nợ cho khách hàng không hợp lý nên thời gian thu hoạch của khách hàng không kịp để hoàn trả nợ đúng hạn, vì thế CBTD cần xem xét kỹ về phương thức sản xuất kinh doanh của khách hàng để đưa ra thời hạn trả nợ phù hợp với thời gian thu hoạch của khách hàng đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh trường hợp sử dụng vốn vào mục đích khác đồng thời giảm gánh nặng nợ về lãi suất phạt khi khách hàng thu hoạch không kịp để trả nợ vay.
Thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng đặc biệt là kiểm tra sau khi vay vốn, khâu này ít được CBTD chú trọng, việc kiểm tra sau khi cho vay giúp tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích nhất là các khoản vay lớn, gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu phát hiện khách hàng nào có dấu hiệu không an toàn về vốn vay như hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, sử dụng vốn sai mục đích, vay nợ từ chính Ngân hàng quá nhiều hoặc vay nợ từ nhiều Ngân hàng thì cần rút dần hoặc rút toàn bộ dư nợ đối với khách hàng đó. Nhờ vậy, có thể hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
Ngân hàng cần cơ cấu lại các khoản vay hợp lý, đa dạng cho vay với nhiều thành phần và ngành nghề kinh doanh, không nên chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng hoặc nhóm ngành nhằm phân tán rủi ro.
Dựa vào số lần giao dịch với Ngân hàng để phân loại khách hàng cũng là một biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro, đây là căn cứ rất hữu ích để CBTD đánh giá khả năng tài chính cũng như uy tín của khách hàng chính xác hơn.
Trong quá trình làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng, CBTD nên tư vấn, khuyến khích họ tham gia mua bảo hiểm bảo an tín dụng để đảm bảo cho khoản vay giúp hộ nông dân ngày càng trở nên quen thuộc với dịch vụ này, giảm thiểu rủi ro cho cả hệ thống Ngân hàng và cả khách hàng.
5.2.2.2 Tập trung xử lý nợ xấu
Đối với các khoản nợ quá hạn mà khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh như: sản phẩm không tiêu thụ được, thiên tai,…nhưng có thể khắc phục được trong thời gian gần thì Ngân hàng nên xem xét gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhằm giúp cho khách hàng khắc phục được khó khăn trước mắt, hoặc giảm lãi, thu nợ dần, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh của mình khi mà khách hàng có thiện chí trả nợ.
CBTD phải kiên trì giám sát khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ quá hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ mềm dẽo, cần xem xét hoàn cảnh của khách hàng mà có thể giảm lãi, thu nợ dần, không nhất thiết trong mọi trường hợp đều phải xử lý tài sản vì khi Ngân hàng cung cấp vốn tín dụng cho bà con
nông dân chủ yếu là giúp đỡ họ sản xuất kinh doanh, việc xử lý tài sản thế chấp chỉ là giải pháp bất khả kháng.
Đối với các khoản nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán trong tương lai mặc dù Ngân hàng đã hỗ trợ rất nhiều thì nên tiến hành các biện pháp xử lý theo đúng qui định trên hợp đồng. Nếu khách hàng cố tình dây dưa, không chịu trả nợ thì Ngân hàng nên mạnh tay phối hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng xử lý tài sản thế chấp phù hợp với thực trạng của từng trường hợp cụ thể để đảm bảo xử lý đúng luật định, nhanh chóng và có hiệu quả, giảm bớt chi phí thu hồi nợ hoặc khởi kiện trước pháp luật nhằm giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng.
5.2.2.3 Nâng cao chất lượng CBTD và tổ chức nhân sự
Đối với hoạt động tín dụng, CBTD là người trực tiếp tiếp xúc, thu thập thông tin và tiến hành phân tích các khoản vay. Một số CBTD trẻ vẫn còn thiếu kỹ năng giao tiếp khi xuống địa bàn, chưa tìm kiếm được nhiều khách hàng, khả năng đánh giá phương án sản xuất của người dân còn mang tính chủ quan, qua loa dẫn đến rủi ro cao cho Ngân hàng, vì thế cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác của họ thông qua một số cách sau: Định kỳ hàng tháng nên tổ chức họp CBTD để trao đổi kinh nghiệm; Chia sẻ khó khăn còn vướng mắc nhằm tìm ra giải pháp tối ưu; Cảnh báo về những trường hợp gian lận của khách hàng để mọi người đề phòng tốt hơn.
Việc thẩm định dự án và ra quyết định cho vay đều chứa đựng những nhận định mang tính chủ quan của CBTD, vì vậy Ngân hàng cần có các biện pháp nhằm đảm bảo tư cách đạo đức của CBTD, tránh tình trạng CBTD cấu kết với kẻ gian, lợi dụng quyền hành nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần phải xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, có chính sách lương bổng, thưởng phạt hợp lý nhằm thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của nhân viên, khen thưởng xứng đáng với sức lao động bỏ ra, có như vậy thì chất lượng và hiệu quả công việc sẽ không ngừng nâng cao. Đồng thời thường xuyên quan tâm đến hoàn cảnh của nhân viên để có những giúp đỡ cần thiết để họ yên tâm trong công việc.
Vẫn còn trường hợp một CBTD vẫn còn phụ trách 2 xã, một số xã thì có phạm vi quá rộng nên Ngân hàng cần tăng cường, bổ sung thêm nguồn nhân lực, xã nào rộng quá thì nên có hai CBTD hoặc nhiều hơn, phạm vi địa bàn thu hẹp lại giúp CBTD quản lý hiệu quả cũng như việc tìm kiếm khách hàng sẽ tốt hơn, đảm bảo cho mọi khách hàng có nhu cầu về vốn đều được đáp ứng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ